Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe được cho là sẽ tuyên bố tại cuộc họp báo ngày 15/3 về việc nước này tham gia đàm phán hiệp định thương mại tự do khu vực Thái Bình Dương do Mỹ dẫn đầu, được biết với tên gọi hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).
Một nguồn tin chính phủ Nhật Bản cho biết ngày 15/3 đang được cân nhắc là ngày ra tuyên bố. Ông Abe hy vọng đề xuất kế hoạch của ông và nhận được sự đồng thuận tại phiên họp của Đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền ngày 17/3.
Tại Nhật Bản, một ủy ban chuyên trách về TPP của LDP có kế hoạch soạn thảo xong những yêu cầu đối với chính phủ vào tối 13/3, như các biện pháp bảo vệ lĩnh vực nông nghiệp nhạy cảm trong nước, để chuẩn bị cho việc tham gia đàm phán.
Một số nghị sĩ LDP đã thể hiện lo ngại và phản đối việc Nhật Bản tham gia phán TPP vì có thể ảnh hưởng tiêu cực tới các ngành công nghiệp trong nước và đời sống người dân. Nếu tranh cãi trở nên gay gắt tại ủy ban của LDP, ngày tuyên bố tham gia đàm phán TPP có thể bị thay đổi.
Sau khi tuyên bố, Nhật Bản có thể có các bước để bắt đầu tham gia đàm phán, như tìm cách đạt được sự chấp thuận của Mỹ, Australia và New Zealand vì đây là 3 trong số 11 nước tham gia đàm phán TPP chưa nhất trí để Nhật Bản tham gia.
Nhật Bản sẽ chưa thể bước vào các cuộc đàm phán trước tháng 6 vì Mỹ cần có ít nhất 90 ngày để quốc hội thông qua trong trường hợp chính phủ Mỹ đồng ý để Nhật Bản tham gia các cuộc đàm phán TPP.
Trong khi đó, một số nước tham gia đàm phán TPP đã lên tiếng lo ngại về chính sách của Nhật Bản tìm cách loại khỏi danh sách miễn trừ thuế quan đối với một số mặt hàng nông sản như gạo sau khi Tokyo tham gia đàm phán.
Tại Singapore, nơi các cuộc đàm phán TPP được tổ chức, các nước tham gia cùng chia sẻ quan điểm rằng họ cần yêu cầu Nhật Bản tuân thủ nghiêm túc những gì đã được thỏa thuận ở các vòng đàm phán trước đó và tham gia đàm phán mà không đưa ra các điều kiện tiên quyết./.
Một nguồn tin chính phủ Nhật Bản cho biết ngày 15/3 đang được cân nhắc là ngày ra tuyên bố. Ông Abe hy vọng đề xuất kế hoạch của ông và nhận được sự đồng thuận tại phiên họp của Đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền ngày 17/3.
Tại Nhật Bản, một ủy ban chuyên trách về TPP của LDP có kế hoạch soạn thảo xong những yêu cầu đối với chính phủ vào tối 13/3, như các biện pháp bảo vệ lĩnh vực nông nghiệp nhạy cảm trong nước, để chuẩn bị cho việc tham gia đàm phán.
Một số nghị sĩ LDP đã thể hiện lo ngại và phản đối việc Nhật Bản tham gia phán TPP vì có thể ảnh hưởng tiêu cực tới các ngành công nghiệp trong nước và đời sống người dân. Nếu tranh cãi trở nên gay gắt tại ủy ban của LDP, ngày tuyên bố tham gia đàm phán TPP có thể bị thay đổi.
Sau khi tuyên bố, Nhật Bản có thể có các bước để bắt đầu tham gia đàm phán, như tìm cách đạt được sự chấp thuận của Mỹ, Australia và New Zealand vì đây là 3 trong số 11 nước tham gia đàm phán TPP chưa nhất trí để Nhật Bản tham gia.
Nhật Bản sẽ chưa thể bước vào các cuộc đàm phán trước tháng 6 vì Mỹ cần có ít nhất 90 ngày để quốc hội thông qua trong trường hợp chính phủ Mỹ đồng ý để Nhật Bản tham gia các cuộc đàm phán TPP.
Trong khi đó, một số nước tham gia đàm phán TPP đã lên tiếng lo ngại về chính sách của Nhật Bản tìm cách loại khỏi danh sách miễn trừ thuế quan đối với một số mặt hàng nông sản như gạo sau khi Tokyo tham gia đàm phán.
Tại Singapore, nơi các cuộc đàm phán TPP được tổ chức, các nước tham gia cùng chia sẻ quan điểm rằng họ cần yêu cầu Nhật Bản tuân thủ nghiêm túc những gì đã được thỏa thuận ở các vòng đàm phán trước đó và tham gia đàm phán mà không đưa ra các điều kiện tiên quyết./.
Minh Sơn/Tokyo (Vietnam+)