Ngày 27/10, phát biểu khai mạc hội nghị bộ trưởng nằm trong khuôn khổ hội nghị các bên tham gia Công ước Liên hợp quốc về đa dạng sinh học tại thành phố Nagoya, miền Trung Nhật Bản, Thủ tướng Nhật Naoto Kan tuyên bố nước này sẽ tài trợ 2 tỷ USD cho các nước đang phát triển đối phó với nguy cơ mất đa dạng sinh học.
Khoản tiền này sẽ được giải ngân trong vòng ba năm, bắt đầu từ năm 2010. Ông Kan nhấn mạnh thế giới "đang mất dần sự đa dạng sinh học với tốc độ và quy mô chưa từng có trong lịch sử,” điều này có thể đe dọa sự tồn tại của con người trên Trái Đất.
Ông kêu gọi các bên nỗ lực hơn nữa để gìn giữ cho các thế hệ tương lai một thế giới “dồi dào và phong phú” về động thực vật. Ông cũng khẳng định Nhật Bản sẵn sàng đi đầu trong việc thực hiện các mục tiêu bảo tồn đa dạng sinh học.
Trước đó, Chính phủ Nhật Bản đã công bố kế hoạch thành lập một quỹ trị giá 5 tỷ yen để hỗ trợ các nước đang phát triển bảo vệ đa dạng sinh học, trong đó 1 tỷ yen sẽ được chi trong tài khóa 2010.
Tổ chức môi trường Hòa bình xanh đánh giá động thái trên của Nhật Bản mang ý nghĩa thúc đẩy lớn giúp tháo gỡ bế tắc của hội nghị lần này.
Các cuộc thương lượng tại hội nghị lần này căng thẳng xung quanh bất đồng về vấn đề phân chia các lợi ích từ các nguồn gen cũng như việc xác định các mục tiêu bảo vệ đa dạng sinh học sau năm 2010.
Sở hữu nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, các nước đang phát triển cho rằng các nước giàu và các công ty đã khai thác quá mức các nguồn gen để sử dụng bào chế dược phẩm, mỹ phẩm và các sản phẩm khác, thu về các khoản lợi nhuận khổng lồ.
Các nước đang phát triển đòi hỏi phải có sự chia sẻ lợi ích công bằng theo Nghị định thư về tiếp cận và chia sẻ lợi ích (ABS). Trong khi đó, các nước phát triển chỉ muốn chia sẻ lợi ích ở mức tối thiểu mà không ảnh hưởng đến việc tiếp cận các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Nhiều chuyên gia nhận định hội nghị dường như đã sa lầy vào cùng một kịch bản bất đồng giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển từng khiến hội nghị của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu tại Copenhagen, Đan Mạch năm 2009 thất bại.
Khoản tiền này sẽ được giải ngân trong vòng ba năm, bắt đầu từ năm 2010. Ông Kan nhấn mạnh thế giới "đang mất dần sự đa dạng sinh học với tốc độ và quy mô chưa từng có trong lịch sử,” điều này có thể đe dọa sự tồn tại của con người trên Trái Đất.
Ông kêu gọi các bên nỗ lực hơn nữa để gìn giữ cho các thế hệ tương lai một thế giới “dồi dào và phong phú” về động thực vật. Ông cũng khẳng định Nhật Bản sẵn sàng đi đầu trong việc thực hiện các mục tiêu bảo tồn đa dạng sinh học.
Trước đó, Chính phủ Nhật Bản đã công bố kế hoạch thành lập một quỹ trị giá 5 tỷ yen để hỗ trợ các nước đang phát triển bảo vệ đa dạng sinh học, trong đó 1 tỷ yen sẽ được chi trong tài khóa 2010.
Tổ chức môi trường Hòa bình xanh đánh giá động thái trên của Nhật Bản mang ý nghĩa thúc đẩy lớn giúp tháo gỡ bế tắc của hội nghị lần này.
Các cuộc thương lượng tại hội nghị lần này căng thẳng xung quanh bất đồng về vấn đề phân chia các lợi ích từ các nguồn gen cũng như việc xác định các mục tiêu bảo vệ đa dạng sinh học sau năm 2010.
Sở hữu nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, các nước đang phát triển cho rằng các nước giàu và các công ty đã khai thác quá mức các nguồn gen để sử dụng bào chế dược phẩm, mỹ phẩm và các sản phẩm khác, thu về các khoản lợi nhuận khổng lồ.
Các nước đang phát triển đòi hỏi phải có sự chia sẻ lợi ích công bằng theo Nghị định thư về tiếp cận và chia sẻ lợi ích (ABS). Trong khi đó, các nước phát triển chỉ muốn chia sẻ lợi ích ở mức tối thiểu mà không ảnh hưởng đến việc tiếp cận các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Nhiều chuyên gia nhận định hội nghị dường như đã sa lầy vào cùng một kịch bản bất đồng giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển từng khiến hội nghị của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu tại Copenhagen, Đan Mạch năm 2009 thất bại.
Trong khuôn khổ hội nghị, bộ trưởng các nước tham gia Công ước đã nhóm họp tiếp tục thảo luận tìm biện pháp ngăn chặn nguy cơ tuyệt chủng các loài sinh vật trên thế giới.
Khai mạc từ ngày 18/10, với mục tiêu hoàn tất đàm phán về Kế hoạch Chiến lược mới về đa dạng sinh học trong 10 năm tới và tầm nhìn đa dạng sinh học đến năm 2050, nhưng sau hơn một tuần thảo luận, các cuộc thảo luận trong khuôn khổ hội nghị không đạt được tiến bộ đáng kể, các nước vẫn bất đồng về những vấn đề chủ chốt.
Theo kế hoạch, các bộ trưởng từ khoảng 120 nước và vùng lãnh thổ họp trong ba ngày để hoàn tất thương lượng các vấn đề quan trọng./.
(TTXVN/Vietnam+)