Ngày 3/11, tại Nhà lưu niệm Phan Bội Châu, thành phố Huế, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thừa Thiên-Huế đã tổ chức Lễ tiếp nhận Bia tưởng niệm phong trào Đông Du do Hiệp hội Asaba và những người Nhật hảo tâm thực hiện, chuyển giao.
Tấm bia lưu giữ lời cụ Phan Bội Châu tri ân đối với bác sỹ Asaba Sakitaro.
Trong những năm tháng khó khăn nhất của phong trào Đông Du trên đất Nhật Bản, cụ Phan Bội Châu và các đồng chí của mình đã nhận được sự giúp đỡ chí tình của bác sỹ Asaba Sakitaro.
Năm 1918, cụ Phan Bội Châu trở lại Nhật Bản thăm bác sỹ Asaba Sakitaro thì hay tin bác sỹ đã mất. Cụ Phan đã ngỏ ý với người nhà của bác sỹ Asaba Sakitaro xin lập bia tưởng niệm trước mộ của ông.
Nhưng vì không có sẵn tiền nên cụ Phan đã gặp vị trưởng thôn xin đóng trước một ít tiền để dựng bia, số còn lại sẽ trả sau. Cảm động trước tấm lòng của cụ Phan, vị trưởng thôn đã kêu gọi học sinh trong vùng góp tiền ủng hộ cụ Phan xây bia tưởng niệm.
Tấm bia là chứng nhân cho lòng tri ân của cụ Phan đối với những nghĩa cử cao đẹp của bác sỹ Asaba Sakitaro với phong trào Đông Du; đồng thời là minh chứng mở đầu cho mối giao lưu hữu nghị giữa hai nước nói chung.
Theo Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thừa Thiên-Huế Phan Tiến Dũng, đây là dịp để tưởng nhớ những con người đã góp phần xây đắp tình hữu nghị giữa hai dân tộc Việt Nam-Nhật Bản. Giáo dục cho các thế hệ nhận thức hơn trách nhiệm của mình trong việc bảo tồn, phát huy những giá trị di sản mà cụ Phan Bội Châu để lại cũng như vun đắp phát triển tình hữu nghị giữa hai thành phố Umeda và Huế nói riêng; hai nước Việt Nam-Nhật Bản nói chung.
Cùng ngày, hội thảo về phong trào Đông Du cũng đã được tổ chức. Tham luận tại hội thảo của các nhà nghiên cứu về Phan Bội Châu, nhà sử học của hai nước Việt Nam-Nhật Bản đều khẳng định hoạt động yêu nước của cụ Phan Bội Châu; phong trào Đông Du; tình hữu nghị truyền thống giữa hai nước.
Nhân dịp này, bộ phim tài liệu về cụ Phan Bội Châu do các nhà nghiên cứu Nhật Bản thực hiện đã được trình chiếu./.
Tấm bia lưu giữ lời cụ Phan Bội Châu tri ân đối với bác sỹ Asaba Sakitaro.
Trong những năm tháng khó khăn nhất của phong trào Đông Du trên đất Nhật Bản, cụ Phan Bội Châu và các đồng chí của mình đã nhận được sự giúp đỡ chí tình của bác sỹ Asaba Sakitaro.
Năm 1918, cụ Phan Bội Châu trở lại Nhật Bản thăm bác sỹ Asaba Sakitaro thì hay tin bác sỹ đã mất. Cụ Phan đã ngỏ ý với người nhà của bác sỹ Asaba Sakitaro xin lập bia tưởng niệm trước mộ của ông.
Nhưng vì không có sẵn tiền nên cụ Phan đã gặp vị trưởng thôn xin đóng trước một ít tiền để dựng bia, số còn lại sẽ trả sau. Cảm động trước tấm lòng của cụ Phan, vị trưởng thôn đã kêu gọi học sinh trong vùng góp tiền ủng hộ cụ Phan xây bia tưởng niệm.
Tấm bia là chứng nhân cho lòng tri ân của cụ Phan đối với những nghĩa cử cao đẹp của bác sỹ Asaba Sakitaro với phong trào Đông Du; đồng thời là minh chứng mở đầu cho mối giao lưu hữu nghị giữa hai nước nói chung.
Theo Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thừa Thiên-Huế Phan Tiến Dũng, đây là dịp để tưởng nhớ những con người đã góp phần xây đắp tình hữu nghị giữa hai dân tộc Việt Nam-Nhật Bản. Giáo dục cho các thế hệ nhận thức hơn trách nhiệm của mình trong việc bảo tồn, phát huy những giá trị di sản mà cụ Phan Bội Châu để lại cũng như vun đắp phát triển tình hữu nghị giữa hai thành phố Umeda và Huế nói riêng; hai nước Việt Nam-Nhật Bản nói chung.
Cùng ngày, hội thảo về phong trào Đông Du cũng đã được tổ chức. Tham luận tại hội thảo của các nhà nghiên cứu về Phan Bội Châu, nhà sử học của hai nước Việt Nam-Nhật Bản đều khẳng định hoạt động yêu nước của cụ Phan Bội Châu; phong trào Đông Du; tình hữu nghị truyền thống giữa hai nước.
Nhân dịp này, bộ phim tài liệu về cụ Phan Bội Châu do các nhà nghiên cứu Nhật Bản thực hiện đã được trình chiếu./.
Nguyên Lý (TTXVN/Vietnam+)