Nhật Bản và Mỹ gia hạn thỏa thuận hạt nhân song phương

Ngày 17/7, Nhật Bản và Mỹ đã gia hạn thỏa thuận hạt nhân song phương, vốn được coi là cơ sở để Tokyo thúc đẩy chính sách tái chế nhiên liệu hạt nhân.
Nhật Bản và Mỹ gia hạn thỏa thuận hạt nhân song phương ảnh 1(Nguồn: AFP)

Ngày 17/7, Nhật Bản và Mỹ đã gia hạn thỏa thuận hạt nhân song phương, vốn được coi là cơ sở để Tokyo thúc đẩy chính sách tái chế nhiên liệu hạt nhân.

Thỏa thuận trên có hiệu lực hồi tháng 7/1988, cho phép Nhật Bản tái chế các nhiên liệu đã qua sử dụng, chiết xuất plutoni và làm giàu urani trong 30 năm.

Do cả hai bên không tìm cách xem xét lại thỏa thuận này trước khi hết hạn, nên nó vẫn có hiệu lực, khiến cho Nhật Bản - nước duy nhất không có vũ khí hạt nhân - được phép tái chế các nhiện liệu đã qua sử dụng.

[Nhật Bản siết chặt các quy định vận hành nhà máy điện hạt nhân]

Tuy nhiên, việc trải qua 30 năm đầu tiên đã làm dấy lên khả năng thay đổi tương lai của thỏa thuận này. Hiện tại, thỏa thuận này có thể bị chấm dứt bất cứ lúc nào, 6 tháng sau hai cả hai bên thông báo cho nhau.

Hiện Nhật bản có khoảng 47 tấn plutoni, đủ để sản xuất khoảng 6.000 đầu đạn hạt nhân. Theo dữ liệu chính phủ, tính đến cuối năm 2016, trong 47 tấn plutoni này, khoảng 10 tấn được cất giữ tại Nhật Bản, trong khi số còn lại nằm ở Anh và Pháp./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục