Theo ông Tadashi Okamura, Chủ tịch phòng Thương mại và Công Nghiệp Nhật Bản (JCCI), để thúc đẩy hơn nữa hạ tầng cho ngành sản xuất công nghiệp thì Việt Nam cần phải quan tâm tới lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ.
Phát biểu tại buổi làm việc giữa Bộ Công Thương Việt Nam với Phòng Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản chiều 24/9, ông Tadashi Okamura cho biết, JCCI với 1.290 nghìn doanh nghiệp thành viên đều có kinh nghiệm và trình độ công nghệ cao, do đó có thể đóng góp và giúp Việt Nam phát triển ngành công nghiệp này.
Theo ước tính, hiện đang có hơn 1.000 doanh nghiệp Nhật Bản đang đầu tư và làm ăn tại Việt Nam. Tuy nhiên, trong lĩnh vực công nghệ hỗ trợ mạnh thì rất cần một sự đột phá về môi trường đầu tư, hạ tầng giao thông và cơ chế chính sách.
Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng cho biết lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam dù đã được quan tâm nhưng kết quả đạt được vẫn chưa như mong muốn. Cụ thể là khung pháp lý cho ngành này chưa đầy đủ để có thể khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào.
Bên cạnh đó, vẫn còn thiếu chiến lược phát triển công nghiệp hỗ trợ, thậm chí là chưa phù hợp với diễn biến phát triển của ngành này trong thời gian tới.
Do vậy, để khắc phục, cũng như thu hút đầu tư thì Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Công Thương tiếp tục nghiên cứu và đưa ra các giải pháp để thúc đẩy ngành công nghiệp này phát triển.
Tại buổi làm việc, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cũng lắng nghe và trực tiếp đối thoại với các doanh nghiệp Nhật Bản nhằm tháo gỡ những khó khăn liên quan đến hạ tầng giao thông, chính sách thu hút đầu tư và đóng góp vào việc xây dựng một ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam trong tương lai.
"Phát triển công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam sẽ gắn liền với phát triển ngành công nghiệp Việt Nam và sự hợp tác của phía Nhật Bản sẽ giúp Việt Nam xây dựng hiệu quả một ngành công nghiệp hỗ trợ mạnh," Bộ trưởng nhấn mạnh.
Nhật Bản hiện đang là một trong những đối tác quan trọng hàng đầu của Việt Nam, với tổng kim ngạch thương mại hai chiều năm 2011 đạt trên 21,12 tỷ USD và vốn đầu tư cam kết của Nhật Bản lên đến hơn 26 tỷ USD.
Riêng 6 tháng đầu năm 2012, kim ngạch thương mại hai chiều đạt trên 12 tỷ USD, trong đó Việt Nam xuất khẩu vào Nhật Bản đạt 7 tỷ USD, tăng 40% so với cũng kỳ 2011. Hai nước cũng đặt mục tiêu đến năm 2020, kim ngạch thương mại song phương tăng gấp 2 lần hiện nay, tương đương 40 tỷ USD./.
Phát biểu tại buổi làm việc giữa Bộ Công Thương Việt Nam với Phòng Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản chiều 24/9, ông Tadashi Okamura cho biết, JCCI với 1.290 nghìn doanh nghiệp thành viên đều có kinh nghiệm và trình độ công nghệ cao, do đó có thể đóng góp và giúp Việt Nam phát triển ngành công nghiệp này.
Theo ước tính, hiện đang có hơn 1.000 doanh nghiệp Nhật Bản đang đầu tư và làm ăn tại Việt Nam. Tuy nhiên, trong lĩnh vực công nghệ hỗ trợ mạnh thì rất cần một sự đột phá về môi trường đầu tư, hạ tầng giao thông và cơ chế chính sách.
Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng cho biết lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam dù đã được quan tâm nhưng kết quả đạt được vẫn chưa như mong muốn. Cụ thể là khung pháp lý cho ngành này chưa đầy đủ để có thể khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào.
Bên cạnh đó, vẫn còn thiếu chiến lược phát triển công nghiệp hỗ trợ, thậm chí là chưa phù hợp với diễn biến phát triển của ngành này trong thời gian tới.
Do vậy, để khắc phục, cũng như thu hút đầu tư thì Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Công Thương tiếp tục nghiên cứu và đưa ra các giải pháp để thúc đẩy ngành công nghiệp này phát triển.
Tại buổi làm việc, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cũng lắng nghe và trực tiếp đối thoại với các doanh nghiệp Nhật Bản nhằm tháo gỡ những khó khăn liên quan đến hạ tầng giao thông, chính sách thu hút đầu tư và đóng góp vào việc xây dựng một ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam trong tương lai.
"Phát triển công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam sẽ gắn liền với phát triển ngành công nghiệp Việt Nam và sự hợp tác của phía Nhật Bản sẽ giúp Việt Nam xây dựng hiệu quả một ngành công nghiệp hỗ trợ mạnh," Bộ trưởng nhấn mạnh.
Nhật Bản hiện đang là một trong những đối tác quan trọng hàng đầu của Việt Nam, với tổng kim ngạch thương mại hai chiều năm 2011 đạt trên 21,12 tỷ USD và vốn đầu tư cam kết của Nhật Bản lên đến hơn 26 tỷ USD.
Riêng 6 tháng đầu năm 2012, kim ngạch thương mại hai chiều đạt trên 12 tỷ USD, trong đó Việt Nam xuất khẩu vào Nhật Bản đạt 7 tỷ USD, tăng 40% so với cũng kỳ 2011. Hai nước cũng đặt mục tiêu đến năm 2020, kim ngạch thương mại song phương tăng gấp 2 lần hiện nay, tương đương 40 tỷ USD./.
Đức Duy (Vietnam+)