Trả lời phỏng vấn báo Sankei ngày 5/9, Bộ trưởng Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản (METI) Yoshio Hararo cho biết chính sách điện hạt nhân của Nhật Bản sau sự cố nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1 là "về cơ bản các nhà máy điện hạt nhân sẽ không còn tồn tại."
Chính quyền của Đảng Dân chủ Nhật Bản (DPJ) đã đưa ra phương châm giảm sự phụ thuộc vào điện hạt nhân, song đây là lần đầu tiên một bộ trưởng tuyên bố rõ ràng sẽ không còn các nhà máy điện hạt nhân trong tương lai.
Ông Hararo cho rằng "khó có thể xây mới" các nhà máy điện hạt nhân. Đối với các nhà máy điện hạt nhân hết hạn sử dụng, Chính phủ Nhật Bản chủ trương cho tháo dỡ và không nâng cấp hay xây mới.
Đối với nhà máy điện hạt nhân Oma đang được xây dựng, ông Hararo cho biết hiện đang ở giai đoạn tạm ngừng xây dựng và cần phải thảo luận kỹ càng biện pháp xử lý tiếp theo.
Chính quyền của Đảng Dân chủ Nhật Bản (DPJ) đã đưa ra phương châm giảm sự phụ thuộc vào điện hạt nhân, song đây là lần đầu tiên một bộ trưởng tuyên bố rõ ràng sẽ không còn các nhà máy điện hạt nhân trong tương lai.
Ông Hararo cho rằng "khó có thể xây mới" các nhà máy điện hạt nhân. Đối với các nhà máy điện hạt nhân hết hạn sử dụng, Chính phủ Nhật Bản chủ trương cho tháo dỡ và không nâng cấp hay xây mới.
Đối với nhà máy điện hạt nhân Oma đang được xây dựng, ông Hararo cho biết hiện đang ở giai đoạn tạm ngừng xây dựng và cần phải thảo luận kỹ càng biện pháp xử lý tiếp theo.
Ông cũng không bác bỏ khả năng ngừng hoàn toàn việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân này.
Trong cuộc họp báo sau lễ nhậm chức, tân Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda mặc dù thừa nhận sẽ dỡ bỏ các nhà máy điện hạt nhân hết hạn sử dụng và khó có thể xây dựng các nhà máy điện hạt nhân mới, nhưng không đề cập tới khả năng từ bỏ hoàn toàn điện hạt nhân./.
(Vietnam+)