Viện An toàn Năng lượng Hạt nhân Nhật Bản (NISA) ngày 12/4, đã chính thức nâng mức độ nghiêm trọng của sự cố hạt nhân ở Fukushima lên cấp độ 7, mức cực kỳ nguy hiểm, tương đương với sự cố tại Nhà máy điện nguyên tử Chernobyl năm 1986.
Theo NISA, căn cứ vào lượng chất phóng xạ quy mô phát tán tính đến thời điểm này, cơ quan này nâng sự cố ở Nhà máy điện hạt nhân Fukushima 1 lên cấp độ 7 trong thang đánh giá sự cố hạt nhân quốc tế (INES).
Trước đó, NISA đã đánh giá khủng hoảng Fukushima 1 chỉ ở cấp độ 4 ngay sau sự cố do động đất và sóng thần hôm 11/3. Ngày 18/3, cơ quan này nâng mức độ khủng hoảng lên cấp 5, vượt qua sự cố Three Mile Island (Mỹ) năm 1979. Tuy nhiên, nồng độ Iodine phóng xạ phát tán ra môi trường tính toán được đến ngày 5/4 đã lên mức 370.000-630.000 terabecquerel.
Với lượng phóng xạ phát tán đạt tới hàng vạn terabecquerel, sự cố ở Fukushima 1 đã tương đương với cấp độ 7 trong thang đánh giá của INES. Trong khi đó, phóng xạ vẫn liên tục bị phát tán ra môi trường và con số này sẽ không dừng ở đây.
Trong sự cố Chernobyl, lò phản ứng của nhà máy này phát nổ và cháy dẫn đến một lượng lớn chất phóng xạ phát tán ra mội trường, gây ô nhiễm trên toàn cầu. Lượng phóng xạ thực tế phát tán ra trong sự cố này đạt mức 5,2 triệu terabecquerel.
Như vậy, lượng phóng xạ thoát ra từ Nhà máy Fukushima 1 bằng 10% so với lượng phóng xạ của Chernobyl. Tuy nhiên, NISA vẫn được đánh giá tương đương với cấp độ 7 trong tháng INES.
Kết quả đánh giá này đã được NISA báo cáo lên Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA)./.
Theo NISA, căn cứ vào lượng chất phóng xạ quy mô phát tán tính đến thời điểm này, cơ quan này nâng sự cố ở Nhà máy điện hạt nhân Fukushima 1 lên cấp độ 7 trong thang đánh giá sự cố hạt nhân quốc tế (INES).
Trước đó, NISA đã đánh giá khủng hoảng Fukushima 1 chỉ ở cấp độ 4 ngay sau sự cố do động đất và sóng thần hôm 11/3. Ngày 18/3, cơ quan này nâng mức độ khủng hoảng lên cấp 5, vượt qua sự cố Three Mile Island (Mỹ) năm 1979. Tuy nhiên, nồng độ Iodine phóng xạ phát tán ra môi trường tính toán được đến ngày 5/4 đã lên mức 370.000-630.000 terabecquerel.
Với lượng phóng xạ phát tán đạt tới hàng vạn terabecquerel, sự cố ở Fukushima 1 đã tương đương với cấp độ 7 trong thang đánh giá của INES. Trong khi đó, phóng xạ vẫn liên tục bị phát tán ra môi trường và con số này sẽ không dừng ở đây.
Trong sự cố Chernobyl, lò phản ứng của nhà máy này phát nổ và cháy dẫn đến một lượng lớn chất phóng xạ phát tán ra mội trường, gây ô nhiễm trên toàn cầu. Lượng phóng xạ thực tế phát tán ra trong sự cố này đạt mức 5,2 triệu terabecquerel.
Như vậy, lượng phóng xạ thoát ra từ Nhà máy Fukushima 1 bằng 10% so với lượng phóng xạ của Chernobyl. Tuy nhiên, NISA vẫn được đánh giá tương đương với cấp độ 7 trong tháng INES.
Kết quả đánh giá này đã được NISA báo cáo lên Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA)./.
Cao Phong (Vietnam+)