Nhật phóng thành công vệ tinh tình báo vào quỹ đạo

Nhật Bản đã phóng thành công tên lửa đẩy H2A, đưa vệ tinh vệ tinh radar và vệ tinh quang học để thu thập thông tin tình báo lên quỹ đạo.
Công ty Công nghiệp nặng Mitsubishi và Cơ quan nghiên cứu phát triển hàng không vũ trụ Nhật Bản (JAXA) đã phóng tên lửa đẩy H2A số 22 do nước này tự sản xuất mang theo vệ tinh radar số 4 và một vệ tinh quang học nhằm thu thập thông tin tình báo tại Trung tâm vũ trụ Tanegashima, tỉnh Kagoshima, vào hồi 1 giờ 40 phút chiều 27/1 (giờ địa phương).

Vệ tinh đã tách khỏi tên lửa đúng thời gian dự kiến và đi vào quỹ đạo thành công.

Tinh đến nay Nhật Bản đang vận hành một vệ tinh radar số 3 và ba vệ tinh quang học.

[Nhật Bản chuẩn bị phóng một vệ tinh radar tình báo]

Với việc phóng vệ tinh như dự kiến vào ngày 27/1 tới, Nhật Bản có kế hoạch mở rộng mạng lưới vệ tinh nhằm đảm bảo bất cứ địa điểm đặc biệt nào cũng có thể bị rà soát ít nhất một lần trong ngày.

Sau thành công lần này, Nhật Bản đã thực hiện được tổng cộng 16 lần liên tục phóng thành công tên lửa đẩy H2A kể từ sau vệ tinh số 7 hồi năm 2005.

Tỷ lệ thành công phóng vệ tinh cỡ lớn của Nhật Bản H2B tăng từ 95,8% lên 96% với độ tin cậy tăng them 1% so với 95% trước đó.

Chi phí phát triển vệ tinh radar số 4 của Nhật Bản vào khoảng 24,3 tỷ yen trong khi chi phí phóng vệ tinh là 10,9 tỷ yen.

Vệ tinh radar số 4 có khả năng nhận ra những vật thể có độ lớn khoảng 1m dưới mặt đất nga cả trong điều kiện tầm nhìn hạn chế như mây mù hoặc trong đêm tối.

Trong khi đó, vệ tinh quang học được thiết kế nhằm mang lại hình ảnh có độ phân giải cao hơn so với các loại vệ tinh hiện nay.

Vệ tinh quang học được cho là có khả năng phân biệt được các vật thể trên mặt đất với kích cỡ khoảng 40cm giống như các vệ tinh thương mại của Mỹ.

Nhật Bản bắt đầu phóng các vệ tinh radar thu thập thông tin tình báo năm 2003 sau khi Triều Tiên phóng tên lửa đạn đạo hồi năm 1998 và một phần của tên lửa này đã bay qua quần đảo Nhật Bản trước khi rơi xuống Thái Bình Dương.

Tuy nhiên, dự án này đã không diễn ra suôn sẻ do các lần phóng thất bại và vệ tinh gặp trục trặc./.

Hữu Thắng/Tokyo (Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục