Ngày 6/9, nhà chức trách y tế Nhật Bản thông báo họ vừa phát hiện một loại vi khuẩn kháng nhiều loại thuốc kháng sinh mới có chứa gen NDM-1 trong các mẫu bệnh phẩm của một bệnh nhân đang chữa trị tại một bệnh viện ở tỉnh Tochigi.
Hiện cơ quan chức năng đang thực hiện các biện pháp để khẳng định sự tồn tại của vi khuẩn này.
Các nhà khoa học Nhật Bản đã phát hiện gen NDM-1 ở các vi khuẩn sống trong ruột như E.coli và một loại vi khuẩn khác có thể xâm nhập phổi có tên gọi viêm phổi Klebsiella. Nếu không có gen NDM-1, những loại vi khuẩn này hầu như vô hại đối với con người.
Nhà chức trách y tế Nhật Bản lo ngại các vi khuẩn này có thể chuyển thành các loại vi khuẩn có khả năng lây lan cao hơn ở những người khỏe mạnh và gây ra bệnh viêm phổi và các bệnh khác.
Theo Bệnh viện trường Đại học Y tế Dokkyo, vào tháng 5/2009, các bác sỹ của bệnh viện đã phát hiện vi khuẩn E.coli có chứa gen NDM-1 trong mẫu bệnh phẩm của một bệnh nhân nam ở độ tuổi 50 sau khi ông trở về từ một chuyến đi tới Nam Á. Sau khi bệnh nhân này rời bệnh viện, bệnh viện này đã không theo dõi tình trạng lây nhiễm trong khuôn viên của bệnh viện.
Trong thời gian gần đây, số lượng các trường hợp nhiễm các loại vi khuẩn kháng đa kháng sinh khác như Acinetobacter ở Nhật Bản đang tăng. Tuy nhiên, các quan chức y tế Nhật Bản đặc biệt lo ngại về các vi khuẩn có chứa gen NDM-1 bởi vì, chúng khác hẳn so với các loại vi khuẩn kháng đa kháng sinh khác.
Cho đến nay, các vi khuẩn kháng đa sinh như Acinetobacter chỉ chủ yếu lây lan ở trong môi trường bệnh viện. Vi khuẩn có chứa gen NDM-1 đang lây lan ở Brazil, Mỹ, Canada, Australia và một số quốc gia châu Âu như Pháp và Bỉ. Nhiều bệnh nhân bị nhiễm vi khuẩn này đã từng đến Ấn Độ và Pakistan để phẫu thuật thẩm mỹ, nơi có chi phí y tế thấp.
Vào tháng 8 năm nay, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã ra tuyên bố kêu gọi các nước thành viên tiến hành các biện pháp thích hợp, trong đó có việc thực hiện nghiêm chỉnh các biện pháp ngăn ngừa và kiểm soát sự lây lan của vi khuẩn này.
Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản (MHLW) đã chỉ thị cho các chính quyền tỉnh kêu gọi các cơ sở y tế địa phương tăng cường cảnh giác trước sự lây lan của vi khuẩn kháng đa kháng sinh mới này.
Để đối phó với khả năng bùng phát dịch bệnh do vi khuẩn kháng đa kháng sinh, cùng ngày, MHLW đã kiểm tra Bệnh viện trường Đại học Teikyo ở thủ đô Tokyo để tìm kiếm nguyên nhân dẫn tới cái chết của các trường hợp nhiễm vi khuẩn kháng đa kháng sinh được điều trị nội trú ở bệnh viện này trong gần một năm qua.
Đây là lần đầu tiên bộ này tiến hành cuộc kiểm tra hiện trường đối với một cơ sở y tế kể từ khi người ta phát hiện có 9 bệnh nhân của bệnh viện này đã bị chết do nhiễm vi khuẩn kháng đa kháng sinh hồi cuối tuần trước.
Bên cạnh đó, Bộ trưởng Bộ Y tế Nhật Bản Akira Nagatsuma cho biết MHLW sẽ cử nhân viên của Viện các bệnh truyền nhiễm quốc gia (NIID) tới bệnh viện này để giúp họ kiểm tra các biện pháp đối phó với các vi khuẩn nguy hiểm này. MHLW dự định sẽ thành lập nhóm công tác thuộc bộ để xây dựng hệ thống báo cáo trong trường hợp xảy ra các lây nhiễm trong khuôn viên bệnh viện.
Trong khi đó, Cục Cảnh sát thủ đô Tokyo cũng đã bắt đầu thẩm vấn các bác sỹ và nhân viên của Bệnh viện Trường Đại học Teikyo để xem xét liệu sự cẩu thả về nghề nghiệp có phải là nguyên nhân dẫn tới các trường hợp tử vong này không.
Cảnh sát đã tiếp nhận các mẫu vật từ bệnh viện này và dự định sẽ tiến hành điều tra về các biện pháp của bệnh viện để đối phó với tình trạng lây lan trong khuôn viên bệnh viện.
Cuối tuần trước, Bệnh viện Trường Đại học Teikyo đã thông báo họ đã phát hiện 46 bệnh nhân bị nhiễm vi khuẩn kháng đa kháng sinh Acinetobacter kể từ tháng 10 năm ngoái do sự lây lan trong bệnh viện, trong đó có 27 người đã bị chết nhưng chỉ có 9 người có thể đã chết do vi khuẩn này.
Bệnh viện này cũng phát hiện ba bệnh nhân khác bị nhiễm vi khuẩn kháng đa kháng sinh khác Pseudomonas aeruginosa, trong đó có một người đã chết vào tháng 8/2010./.
Hiện cơ quan chức năng đang thực hiện các biện pháp để khẳng định sự tồn tại của vi khuẩn này.
Các nhà khoa học Nhật Bản đã phát hiện gen NDM-1 ở các vi khuẩn sống trong ruột như E.coli và một loại vi khuẩn khác có thể xâm nhập phổi có tên gọi viêm phổi Klebsiella. Nếu không có gen NDM-1, những loại vi khuẩn này hầu như vô hại đối với con người.
Nhà chức trách y tế Nhật Bản lo ngại các vi khuẩn này có thể chuyển thành các loại vi khuẩn có khả năng lây lan cao hơn ở những người khỏe mạnh và gây ra bệnh viêm phổi và các bệnh khác.
Theo Bệnh viện trường Đại học Y tế Dokkyo, vào tháng 5/2009, các bác sỹ của bệnh viện đã phát hiện vi khuẩn E.coli có chứa gen NDM-1 trong mẫu bệnh phẩm của một bệnh nhân nam ở độ tuổi 50 sau khi ông trở về từ một chuyến đi tới Nam Á. Sau khi bệnh nhân này rời bệnh viện, bệnh viện này đã không theo dõi tình trạng lây nhiễm trong khuôn viên của bệnh viện.
Trong thời gian gần đây, số lượng các trường hợp nhiễm các loại vi khuẩn kháng đa kháng sinh khác như Acinetobacter ở Nhật Bản đang tăng. Tuy nhiên, các quan chức y tế Nhật Bản đặc biệt lo ngại về các vi khuẩn có chứa gen NDM-1 bởi vì, chúng khác hẳn so với các loại vi khuẩn kháng đa kháng sinh khác.
Cho đến nay, các vi khuẩn kháng đa sinh như Acinetobacter chỉ chủ yếu lây lan ở trong môi trường bệnh viện. Vi khuẩn có chứa gen NDM-1 đang lây lan ở Brazil, Mỹ, Canada, Australia và một số quốc gia châu Âu như Pháp và Bỉ. Nhiều bệnh nhân bị nhiễm vi khuẩn này đã từng đến Ấn Độ và Pakistan để phẫu thuật thẩm mỹ, nơi có chi phí y tế thấp.
Vào tháng 8 năm nay, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã ra tuyên bố kêu gọi các nước thành viên tiến hành các biện pháp thích hợp, trong đó có việc thực hiện nghiêm chỉnh các biện pháp ngăn ngừa và kiểm soát sự lây lan của vi khuẩn này.
Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản (MHLW) đã chỉ thị cho các chính quyền tỉnh kêu gọi các cơ sở y tế địa phương tăng cường cảnh giác trước sự lây lan của vi khuẩn kháng đa kháng sinh mới này.
Để đối phó với khả năng bùng phát dịch bệnh do vi khuẩn kháng đa kháng sinh, cùng ngày, MHLW đã kiểm tra Bệnh viện trường Đại học Teikyo ở thủ đô Tokyo để tìm kiếm nguyên nhân dẫn tới cái chết của các trường hợp nhiễm vi khuẩn kháng đa kháng sinh được điều trị nội trú ở bệnh viện này trong gần một năm qua.
Đây là lần đầu tiên bộ này tiến hành cuộc kiểm tra hiện trường đối với một cơ sở y tế kể từ khi người ta phát hiện có 9 bệnh nhân của bệnh viện này đã bị chết do nhiễm vi khuẩn kháng đa kháng sinh hồi cuối tuần trước.
Bên cạnh đó, Bộ trưởng Bộ Y tế Nhật Bản Akira Nagatsuma cho biết MHLW sẽ cử nhân viên của Viện các bệnh truyền nhiễm quốc gia (NIID) tới bệnh viện này để giúp họ kiểm tra các biện pháp đối phó với các vi khuẩn nguy hiểm này. MHLW dự định sẽ thành lập nhóm công tác thuộc bộ để xây dựng hệ thống báo cáo trong trường hợp xảy ra các lây nhiễm trong khuôn viên bệnh viện.
Trong khi đó, Cục Cảnh sát thủ đô Tokyo cũng đã bắt đầu thẩm vấn các bác sỹ và nhân viên của Bệnh viện Trường Đại học Teikyo để xem xét liệu sự cẩu thả về nghề nghiệp có phải là nguyên nhân dẫn tới các trường hợp tử vong này không.
Cảnh sát đã tiếp nhận các mẫu vật từ bệnh viện này và dự định sẽ tiến hành điều tra về các biện pháp của bệnh viện để đối phó với tình trạng lây lan trong khuôn viên bệnh viện.
Cuối tuần trước, Bệnh viện Trường Đại học Teikyo đã thông báo họ đã phát hiện 46 bệnh nhân bị nhiễm vi khuẩn kháng đa kháng sinh Acinetobacter kể từ tháng 10 năm ngoái do sự lây lan trong bệnh viện, trong đó có 27 người đã bị chết nhưng chỉ có 9 người có thể đã chết do vi khuẩn này.
Bệnh viện này cũng phát hiện ba bệnh nhân khác bị nhiễm vi khuẩn kháng đa kháng sinh khác Pseudomonas aeruginosa, trong đó có một người đã chết vào tháng 8/2010./.
(TTXVN/Vietnam+)