Viện nghiên cứu an toàn công nghệ trên biển của Nhật Bản vừa tuyên bố cơ quan này đã xây dựng bể nước lớn tại thành phố Mitaka, thủ đô Tokyo nhằm mô phỏng các vụ tai nạn hàng hải.
Bể nước này có thể thực hiện nhiều thí nghiệm mô phỏng tai nạn hàng hải thông qua các thiết bị tạo sóng và tạo gió, qua đó giúp tái hiện các cơn sóng dữ gây lật và chìm tàu thuyền.
Bể nước này được khởi công xây dựng từ năm 2006, dài 80m, sâu 4,5m, xung quanh được lắp đặt hơn 380 thiết bị tạo sóng, có thể tạo ra các loại sóng khác nhau giống như trên biển.
Ngoài ra, thành bể còn được bố trí một thiết bị tạo gió rất lớn, vì thế toàn bộ bể nước có thể mô phỏng giống như thật tình trạng của tàu thuyền và các sự cố tai nạn hàng hải.
Trong quá trình thí nghiệm, các nhà khoa học đã thực hiện tạo sóng cao 18m, ngoài ra còn có thể tạo nhiều đợt sóng từ các hướng khác nhau dẫn tới tai nạn hàng hải, qua đó giúp con người tìm hiểu quá trình cụ thể của các tàu thuyền bị sóng đánh chìm.
Valley Zeck thuộc Viện nghiên cứu an toàn công nghệ trên biển cho biết, do có thể tái hiện các loại sóng khác nhau và tình trạng hành trình của tàu thuyền trên biển, vì vậy có thể lợi dụng bể nước này để phân tích nguyên nhân gây ra các sự cố hàng hải, qua đó nghiên cứu công nghệ và biện pháp tương ứng giúp bảo đảm an toàn hàng hải cho các tàu thuyền./.
Bể nước này có thể thực hiện nhiều thí nghiệm mô phỏng tai nạn hàng hải thông qua các thiết bị tạo sóng và tạo gió, qua đó giúp tái hiện các cơn sóng dữ gây lật và chìm tàu thuyền.
Bể nước này được khởi công xây dựng từ năm 2006, dài 80m, sâu 4,5m, xung quanh được lắp đặt hơn 380 thiết bị tạo sóng, có thể tạo ra các loại sóng khác nhau giống như trên biển.
Ngoài ra, thành bể còn được bố trí một thiết bị tạo gió rất lớn, vì thế toàn bộ bể nước có thể mô phỏng giống như thật tình trạng của tàu thuyền và các sự cố tai nạn hàng hải.
Trong quá trình thí nghiệm, các nhà khoa học đã thực hiện tạo sóng cao 18m, ngoài ra còn có thể tạo nhiều đợt sóng từ các hướng khác nhau dẫn tới tai nạn hàng hải, qua đó giúp con người tìm hiểu quá trình cụ thể của các tàu thuyền bị sóng đánh chìm.
Valley Zeck thuộc Viện nghiên cứu an toàn công nghệ trên biển cho biết, do có thể tái hiện các loại sóng khác nhau và tình trạng hành trình của tàu thuyền trên biển, vì vậy có thể lợi dụng bể nước này để phân tích nguyên nhân gây ra các sự cố hàng hải, qua đó nghiên cứu công nghệ và biện pháp tương ứng giúp bảo đảm an toàn hàng hải cho các tàu thuyền./.
Ngọc Thúy (Vietnam+)