Ngày 4/3, đoàn xúc tiến thương mại của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam do Thứ trưởng Hồ Xuân Hùng dẫn đầu đã kết thúc chuyến thăm và làm việc tại Nhật Bản từ ngày 1-4/3.
Mục đích chuyến thăm là quảng bá các sản phẩm nông nghiệp, đặc biệt là thủy sản, của Việt Nam tại thị trường đầy tiềm năng này.
Trong chuyến thăm, đoàn đã tham gia trưng bày và giới thiệu các sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam tại Hội chợ Triển lãm Thực phẩm Quốc tế lần thứ 36 (Foodex Japan 2011) ở tỉnh Chiba, phía Đông thủ đô Tokyo. Đây là hội chợ hàng nông sản và thực phẩm thường niên lớn nhất ở Nhật Bản, với hơn 3.000 gian hàng từ gần 60 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Đoàn cũng đã phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản tổ chức hội thảo “Tăng cường hợp tác giữa Việt Nam và Nhật Bản về thương mại nông-thủy sản” tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế thuộc tỉnh Chiba.
Hội thảo đã thu hút gần 300 đại biểu đến từ các viện nghiên cứu, ngân hàng, doanh nghiệp môi giới, sản xuất kinh doanh và phân phối nông sản của nước sở tại. Đây là cơ hội để các nhà hoạch định chính sách cũng như các doanh nghiệp của Việt Nam tìm hiểu và lắng nghe ý kiến từ một thị trường luôn yêu cầu chất lượng cao như Nhật Bản.
Phát biểu khai mạc tại hội thảo, Thứ trưởng Hồ Xuân Hùng cho biết trong những năm gần đây, ngành nông-lâm-thủy sản của Việt Nam phát triển mạnh mẽ theo hướng áp dụng các quy trình sản xuất thân thiện với môi trường, đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế về chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm, trong khi trình độ chế biến nông sản đang ngày càng được nâng cao.
Nhờ vậy, các sản phẩm nông-lâm-thủy sản của Việt Nam hiện đã có mặt tại hơn 160 quốc gia và vùng lãnh thổ. Đến cuối năm 2010, kim ngạch xuất khẩu nông-lâm-thủy sản của Việt Nam đạt hơn 19,5 tỷ USD, tăng gần 25% so với năm 2009.
Ông Hồ Xuân Hùng kêu gọi các doanh nghiệp Nhật Bản quan tâm hơn tới việc nhập khẩu các mặt hàng nông-lâm-thủy sản của Việt Nam cũng như hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam tiếp thị sản phẩm tại thị trường này.
Về phần mình, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Nhật Bản Nguyễn Phú Bình cũng bày tỏ mong muốn các sản phẩm nông nghiệp và thủy sản Việt Nam “sẽ có mặt trong từng bữa ăn của gia đình Nhật Bản, giống như hàng hóa mang thương hiệu Nhật Bản có mặt ở hầu hết gia đình Việt Nam hiện nay."
Trong bài tham luận của mình, ông Nobuo Kato, chuyên gia phân tích thị trường thực phẩm quốc tế của Viện Nghiên cứu Chính sách thuộc Bộ Nông-Lâm-Ngư nghiệp Nhật Bản, cho rằng Việt Nam có tiềm năng rất lớn để phát triển nông nghiệp. Tuy nhiên, ngành nông nghiệp Việt Nam vẫn chưa tập trung sản xuất các sản phẩm có giá trị gia tăng cao. Ông Kato cho biết Nhật Bản có thể hợp tác để giúp nâng cao trình độ của nền nông nghiệp Việt Nam.
Ngoài các hoạt động trên, trong khuôn khổ chuyến thăm, đoàn cũng có các buổi tiếp xúc và làm việc với các quan chức Bộ Nông-lâm-ngư nghiệp Nhật Bản và các doanh nghiệp nước này, thảo luận về biện pháp tăng cường hợp tác và thúc đẩy xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam sang Nhật Bản./.
Mục đích chuyến thăm là quảng bá các sản phẩm nông nghiệp, đặc biệt là thủy sản, của Việt Nam tại thị trường đầy tiềm năng này.
Trong chuyến thăm, đoàn đã tham gia trưng bày và giới thiệu các sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam tại Hội chợ Triển lãm Thực phẩm Quốc tế lần thứ 36 (Foodex Japan 2011) ở tỉnh Chiba, phía Đông thủ đô Tokyo. Đây là hội chợ hàng nông sản và thực phẩm thường niên lớn nhất ở Nhật Bản, với hơn 3.000 gian hàng từ gần 60 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Đoàn cũng đã phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản tổ chức hội thảo “Tăng cường hợp tác giữa Việt Nam và Nhật Bản về thương mại nông-thủy sản” tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế thuộc tỉnh Chiba.
Hội thảo đã thu hút gần 300 đại biểu đến từ các viện nghiên cứu, ngân hàng, doanh nghiệp môi giới, sản xuất kinh doanh và phân phối nông sản của nước sở tại. Đây là cơ hội để các nhà hoạch định chính sách cũng như các doanh nghiệp của Việt Nam tìm hiểu và lắng nghe ý kiến từ một thị trường luôn yêu cầu chất lượng cao như Nhật Bản.
Phát biểu khai mạc tại hội thảo, Thứ trưởng Hồ Xuân Hùng cho biết trong những năm gần đây, ngành nông-lâm-thủy sản của Việt Nam phát triển mạnh mẽ theo hướng áp dụng các quy trình sản xuất thân thiện với môi trường, đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế về chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm, trong khi trình độ chế biến nông sản đang ngày càng được nâng cao.
Nhờ vậy, các sản phẩm nông-lâm-thủy sản của Việt Nam hiện đã có mặt tại hơn 160 quốc gia và vùng lãnh thổ. Đến cuối năm 2010, kim ngạch xuất khẩu nông-lâm-thủy sản của Việt Nam đạt hơn 19,5 tỷ USD, tăng gần 25% so với năm 2009.
Ông Hồ Xuân Hùng kêu gọi các doanh nghiệp Nhật Bản quan tâm hơn tới việc nhập khẩu các mặt hàng nông-lâm-thủy sản của Việt Nam cũng như hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam tiếp thị sản phẩm tại thị trường này.
Về phần mình, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Nhật Bản Nguyễn Phú Bình cũng bày tỏ mong muốn các sản phẩm nông nghiệp và thủy sản Việt Nam “sẽ có mặt trong từng bữa ăn của gia đình Nhật Bản, giống như hàng hóa mang thương hiệu Nhật Bản có mặt ở hầu hết gia đình Việt Nam hiện nay."
Trong bài tham luận của mình, ông Nobuo Kato, chuyên gia phân tích thị trường thực phẩm quốc tế của Viện Nghiên cứu Chính sách thuộc Bộ Nông-Lâm-Ngư nghiệp Nhật Bản, cho rằng Việt Nam có tiềm năng rất lớn để phát triển nông nghiệp. Tuy nhiên, ngành nông nghiệp Việt Nam vẫn chưa tập trung sản xuất các sản phẩm có giá trị gia tăng cao. Ông Kato cho biết Nhật Bản có thể hợp tác để giúp nâng cao trình độ của nền nông nghiệp Việt Nam.
Ngoài các hoạt động trên, trong khuôn khổ chuyến thăm, đoàn cũng có các buổi tiếp xúc và làm việc với các quan chức Bộ Nông-lâm-ngư nghiệp Nhật Bản và các doanh nghiệp nước này, thảo luận về biện pháp tăng cường hợp tác và thúc đẩy xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam sang Nhật Bản./.
(TTXVN/Vietnam+)