Các con sông trên địa bàn Hải Phòng đang đối mặt với nguy cơ bị ô nhiễm ngưồn nuớc do nước thải công nghiệp và sinh hoạt không qua xử lý tuôn thẳng vào các cống xả thải ra sông.
Trung tâm Quan tắc môi trường (Sở Tài nguyên và Môi trường Hải Phòng) cho biết qua hai đợt quan trắc tại một số điểm cống xả thải ra sông Lạch Tray, sông Cấm trên địa bàn thành phố như Vĩnh Niệm, Máy Đèn, Hạ Đoạn..., nguồn nước tại các cửa cống xả đều bị ô nhiễm nặng.
Các cửa cống này vừa tiếp nhận nước thải sinh hoạt, nước mưa, vừa chứa cả nước thải từ các cơ sở sản xuất công nghiệp không qua xử lý khiến nước đen đặc, thậm chí có cả chất thải rắn, dầu mỡ, bằng mắt thường cũng nhìn thấy, bốc mùi hôi thối, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống cư dân quanh vùng.
Hải Phòng hiện chưa có hệ thống thoát nước thải đô thị và nước thải công nghiệp riêng.
Kiểm tra và phân tích mẫu nước thải ở các hồ An Biên, Phương Lưu, mương An Kim Hải, Trung tâm Quan trắc môi trường kết luận nguồn nước có sự ô nhiễm vi sinh vật và chất hữu cơ. Hầu hết nước thải từ các cơ sở sản xuất công nghiệp, nước thải sinh hoạt của hàng vạn dân cư thành phố chưa qua xử lý đều đổ vào hồ, mương, chảy ra sông.
Tại nhiều nơi hệ thống cống rãnh bị bật nắp, rác thải không được thu gom bị cuốn trôi vào cống, khi có mưa, hòa vào dòng chảy đổ ra sông. 17 mẫu thí nghiệm lấy tại thực địa đối chiếu với 221 thông số tại phòng thí nghiệm cho thấy có dấu hiệu ô nhiễm chất hữu cơ vượt từ 1,58 đến 3,26 lần; amoni (NH4+) vượt từ 2,66 đến 13,89 lần; coliform (vi sinh vật) vượt từ 8 lần đến 50 lần so với tiêu chuẩn QCVN 08:2008/BTNMT.
Nước thải tại các cửa cống xả ra sông bị ô nhiễm là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến ô nhiễm nguồn nước sông. Kết quả ba đợt quan trắc chất lượng nước trên các sông Giá, Rế, Đa Độ tại chín điểm đã cho thấy rõ điều này.
Cụ thể, trên sông Giá tại các điểm cống Phi Liệt, cầu Giá, đập Minh Đức; sông Rế tại cầu Rế 1 (trên quốc lộ 10), cầu Rế 2 (Trung tâm huyện An Dương), cống Cái Tắt; sông Đa Độ tại cống Trung Trang, cầu Vàng, cống Cổ Tiểu, kết quả quan trắc cho thấy chất rắn lơ lửng (TSS) vượt từ 1,1 đến 2,65 lần; Amoni (NH4+) vượt từ 4,8 đến 15,9 lần; vi sinh vật (Coliform) vượt từ 1,2 đến 9,6 lần so với quy chuẩn.
Điều đáng nói, đây là các sông cung ứng chủ yếu nguồn nước thô cho các nhà máy sản xuất nước sạch phục vụ sinh hoạt của nhân dân thành phố. Hải Phòng đã quy định không cấp giấy phép xả nước thải vào ba con sông (Giá, Rế, Đa Độ), nơi cung cấp nước ngọt cho thành phố để tránh ô nhiễm nguồn nước song trên thực tế, không ít cơ sở sản xuất thuộc các huyện có sông chạy qua vẫn cứ xả thải ra sông, gây ô nhiễm nguồn nước.
Thực trạng gây ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước trên nếu không có giải pháp quản lý, kiểm tra và xử lý hữu hiệu thì nguy cơ xuất hiện những dòng sông như sông Thị Vải, sông Nhuệ… trên địa bàn Hải Phòng là khó tránh khỏi./.
Trung tâm Quan tắc môi trường (Sở Tài nguyên và Môi trường Hải Phòng) cho biết qua hai đợt quan trắc tại một số điểm cống xả thải ra sông Lạch Tray, sông Cấm trên địa bàn thành phố như Vĩnh Niệm, Máy Đèn, Hạ Đoạn..., nguồn nước tại các cửa cống xả đều bị ô nhiễm nặng.
Các cửa cống này vừa tiếp nhận nước thải sinh hoạt, nước mưa, vừa chứa cả nước thải từ các cơ sở sản xuất công nghiệp không qua xử lý khiến nước đen đặc, thậm chí có cả chất thải rắn, dầu mỡ, bằng mắt thường cũng nhìn thấy, bốc mùi hôi thối, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống cư dân quanh vùng.
Hải Phòng hiện chưa có hệ thống thoát nước thải đô thị và nước thải công nghiệp riêng.
Kiểm tra và phân tích mẫu nước thải ở các hồ An Biên, Phương Lưu, mương An Kim Hải, Trung tâm Quan trắc môi trường kết luận nguồn nước có sự ô nhiễm vi sinh vật và chất hữu cơ. Hầu hết nước thải từ các cơ sở sản xuất công nghiệp, nước thải sinh hoạt của hàng vạn dân cư thành phố chưa qua xử lý đều đổ vào hồ, mương, chảy ra sông.
Tại nhiều nơi hệ thống cống rãnh bị bật nắp, rác thải không được thu gom bị cuốn trôi vào cống, khi có mưa, hòa vào dòng chảy đổ ra sông. 17 mẫu thí nghiệm lấy tại thực địa đối chiếu với 221 thông số tại phòng thí nghiệm cho thấy có dấu hiệu ô nhiễm chất hữu cơ vượt từ 1,58 đến 3,26 lần; amoni (NH4+) vượt từ 2,66 đến 13,89 lần; coliform (vi sinh vật) vượt từ 8 lần đến 50 lần so với tiêu chuẩn QCVN 08:2008/BTNMT.
Nước thải tại các cửa cống xả ra sông bị ô nhiễm là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến ô nhiễm nguồn nước sông. Kết quả ba đợt quan trắc chất lượng nước trên các sông Giá, Rế, Đa Độ tại chín điểm đã cho thấy rõ điều này.
Cụ thể, trên sông Giá tại các điểm cống Phi Liệt, cầu Giá, đập Minh Đức; sông Rế tại cầu Rế 1 (trên quốc lộ 10), cầu Rế 2 (Trung tâm huyện An Dương), cống Cái Tắt; sông Đa Độ tại cống Trung Trang, cầu Vàng, cống Cổ Tiểu, kết quả quan trắc cho thấy chất rắn lơ lửng (TSS) vượt từ 1,1 đến 2,65 lần; Amoni (NH4+) vượt từ 4,8 đến 15,9 lần; vi sinh vật (Coliform) vượt từ 1,2 đến 9,6 lần so với quy chuẩn.
Điều đáng nói, đây là các sông cung ứng chủ yếu nguồn nước thô cho các nhà máy sản xuất nước sạch phục vụ sinh hoạt của nhân dân thành phố. Hải Phòng đã quy định không cấp giấy phép xả nước thải vào ba con sông (Giá, Rế, Đa Độ), nơi cung cấp nước ngọt cho thành phố để tránh ô nhiễm nguồn nước song trên thực tế, không ít cơ sở sản xuất thuộc các huyện có sông chạy qua vẫn cứ xả thải ra sông, gây ô nhiễm nguồn nước.
Thực trạng gây ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước trên nếu không có giải pháp quản lý, kiểm tra và xử lý hữu hiệu thì nguy cơ xuất hiện những dòng sông như sông Thị Vải, sông Nhuệ… trên địa bàn Hải Phòng là khó tránh khỏi./.
TV (TTXVN/Vietnam+)