Hiện nay, nhiều doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai… rầm rộ rao tuyển lao động để hoàn thành các đơn hàng giao vào cuối năm.
Tuy nhiên, dù doanh nghiệp hạ chuẩn, tăng phúc lợi, tăng lương... nhưng người lao động vẫn không "mặn mà" tìm việc.
Từ hạ chuẩn...
Thành phố Hồ Chí Minh hiện có 13 khu công nghiệp-khu chế xuất với hơn 1.000 doanh nghiệp hoạt động đa dạng ở nhiều ngành nghề, cùng lượng lao động trên 250.000 người.
Trước đây, nhiều doanh nghiệp tại các khu công nghiệp-khu chế xuất thường tuyển công nhân có tay nghề, trình độ thấp nhất là hết lớp 9, tuổi từ 18-25, nay để tuyển được công nhân, đa số các doanh nghiệp khi rao tuyển đều chấp nhận hạ chuẩn.
Thông báo tuyển dụng của Công ty Freetrend ở Khu chế xuất Linh Trung, Thủ Đức, cần tuyển gấp 2.000 lao động phổ thông với điều kiện tuyển là trình độ văn hóa biết đọc biết viết, tuổi từ 18-36, nộp hồ sơ phỏng vấn ngay nếu hồ sơ chưa đầy đủ (chấp nhận cho bổ sung vào ngày nhận việc) và có hỗ trợ giới thiệu tìm nhà trọ…
Ngoài việc hạ chuẩn tuyển, hiện nay hầu hết các công ty tuyển dụng mới đều chấp nhận đào tạo tay nghề cho công nhân và trong thời gian học việc vẫn được hưởng lương căn bản từ 1,3-1,64 triệu đồng/tháng, kể cả cơm trưa.
Thậm chí, có công ty còn ưu ái hơn như Công ty Niseei Electric Việt Nam chấp nhận cả kí hợp đồng dài hạn, có thêm 12 ngày nghỉ có hưởng lương, trả lương tháng 13 và lo phòng trọ, cho đi du lịch…. Đó là chưa kể công nhân còn được hưởng các khoản tiền như phụ cấp, chuyên cần, thi đua, thưởng năng suất… mỗi tháng cho thu nhập từ 2,8-3,2 triệu đồng.
Ngoài ra, để tuyển được công nhân trong thời gian này, ngoài việc treo băng rôn, dán thông báo…, nhiều công ty còn bố trí nhân viên tuyển dụng khắp nơi như ngay cổng công ty, ngoài cổng và trên đường vào khu công nghiệp-khu chế xuất để nhận hồ sơ trực tiếp nhưng vẫn khó tuyển được lao động phổ thông.
Theo ông Nguyễn Tấn Định, Phó trưởng Ban Quản lý các khu công nghiệp-khu chế xuất Thành phố Hồ Chí Minh (Hepza), qua khảo sát nhu cầu lao động năm 2010, Hepza đã nhận được thông tin từ hơn 300 doanh nghiệp đang thiếu trầm trọng lao động.
Từ đầu năm 2010 đến nay, các doanh nghiệp thuộc các khu công nghiệp-khu chế xuất Thành phố Hồ Chí Minh đã tuyển được hơn 19.000 lao động, nhưng vẫn còn thiếu khoảng 37.000 lao động từ nay đến cuối năm. Sự thiếu hụt lao động chủ yếu thuộc ba lĩnh vực may mặc, da giày và chế biến gỗ.
... đến tăng phúc lợi
Ông Nguyễn Tấn Định cho biết việc thiếu lao động ở Thành phố Hồ Chí Minh có nhiều nguyên nhân, nhưng lý do quan trọng nhất là từ sau Tết Nguyên đán 2010 đến nay công nhân vẫn không trở lại làm việc vì ở hầu hết các tỉnh đều có khu công nghiệp. Họ muốn ở lại quê làm việc do giá cả sinh hoạt thấp hơn thành phố, lại gần nhà, dù lương có thể thấp hơn.
Vừa qua, Ban Quản lý các khu công nghiệp-khu chế xuất Thành phố Hồ Chí Minh cũng đã tiến hành thanh tra về lao động, thấy rõ các doanh nghiệp đều không vi phạm quy định về lương tối thiểu, nhưng thực tế sống bằng lương tối thiểu, người lao động rất vất vả. Mức lương này lạc hậu so với thực tế quá nhiều.
Mức lương trong doanh nghiệp có vốn đầu nước ngoài (FDI) theo quy định của Chính phủ là 1.340.000 đồng/tháng, các doanh nghiệp nhích lên 1,4-1,5 triệu đồng đồng/tháng và thêm mấy khoản phụ cấp như xăng xe, nuôi con nhỏ, nhà ở… thì thu nhập bình quân của người lao động lên được 1,7-1,8 triệu đồng/tháng.
Bên cạnh đó, do người lao động nhập cư đang chuyển dịch và lựa chọn công việc tự do như làm việc trong các ngành dịch vụ, xây dựng... Tất cả những nguyên nhân đó khiến lao động nhập cư không "mặn mà" với doanh nghiệp tại các thành phố lớn.
Trong khi đó, theo ông Đặng Văn Tuấn, Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn dệt may Thắng Lợi, Thủ Đức, lao động nhập cư đa phần làm nghề nông nên khi làm việc tại nhà máy, xí nghiệp vẫn còn tư tưởng "thích thì làm, không thích thì nghỉ;" đồng thời họ cũng không phải là công nhân công nghiệp theo đúng nghĩa nên ý thức kỷ luật lao động chưa cao, đa số sau khi được đào tạo, làm việc được vài tháng lại nghỉ việc.
"Để bù đắp cho việc thiếu lao động, hiện công ty phải chi rất nhiều tiền để đầu tư máy móc, công nghệ hiện đại nhằm giảm lượng công nhân và tăng năng suất lao động," ông Tuấn cho biết. Hiện nay, muốn giải được bài toán thiếu hụt lao động phổ thông trong các ngành dệt may, da giày… tự thân doanh nghiệp phải cải thiện đời sống của người lao động.
Thời gian qua, bằng việc cải thiện đời sống cho người lao động, nhiều doanh nghiệp cũng đã giữ chân lao động hiệu quả như một số doanh nghiệp ở Khu công nghệ cao (phòng ăn cũng có máy lạnh, mức ăn được nâng lên 15.000-17.000 đồng/bữa).
Công ty Nissei, khu công nghiệp-khu chế xuất Linh Trung, Thủ Đức, xây hẳn nhà lưu trú cho công nhân... Một số doanh nghiệp "giữ chân" công nhân bằng cách tăng thêm lương như Công ty trách nhiệm hữu hạn Thuận Phát, Bình Chánh từ đầu năm đến nay đã điều chỉnh tăng lương cho công nhân hai lần./.
Tuy nhiên, dù doanh nghiệp hạ chuẩn, tăng phúc lợi, tăng lương... nhưng người lao động vẫn không "mặn mà" tìm việc.
Từ hạ chuẩn...
Thành phố Hồ Chí Minh hiện có 13 khu công nghiệp-khu chế xuất với hơn 1.000 doanh nghiệp hoạt động đa dạng ở nhiều ngành nghề, cùng lượng lao động trên 250.000 người.
Trước đây, nhiều doanh nghiệp tại các khu công nghiệp-khu chế xuất thường tuyển công nhân có tay nghề, trình độ thấp nhất là hết lớp 9, tuổi từ 18-25, nay để tuyển được công nhân, đa số các doanh nghiệp khi rao tuyển đều chấp nhận hạ chuẩn.
Thông báo tuyển dụng của Công ty Freetrend ở Khu chế xuất Linh Trung, Thủ Đức, cần tuyển gấp 2.000 lao động phổ thông với điều kiện tuyển là trình độ văn hóa biết đọc biết viết, tuổi từ 18-36, nộp hồ sơ phỏng vấn ngay nếu hồ sơ chưa đầy đủ (chấp nhận cho bổ sung vào ngày nhận việc) và có hỗ trợ giới thiệu tìm nhà trọ…
Ngoài việc hạ chuẩn tuyển, hiện nay hầu hết các công ty tuyển dụng mới đều chấp nhận đào tạo tay nghề cho công nhân và trong thời gian học việc vẫn được hưởng lương căn bản từ 1,3-1,64 triệu đồng/tháng, kể cả cơm trưa.
Thậm chí, có công ty còn ưu ái hơn như Công ty Niseei Electric Việt Nam chấp nhận cả kí hợp đồng dài hạn, có thêm 12 ngày nghỉ có hưởng lương, trả lương tháng 13 và lo phòng trọ, cho đi du lịch…. Đó là chưa kể công nhân còn được hưởng các khoản tiền như phụ cấp, chuyên cần, thi đua, thưởng năng suất… mỗi tháng cho thu nhập từ 2,8-3,2 triệu đồng.
Ngoài ra, để tuyển được công nhân trong thời gian này, ngoài việc treo băng rôn, dán thông báo…, nhiều công ty còn bố trí nhân viên tuyển dụng khắp nơi như ngay cổng công ty, ngoài cổng và trên đường vào khu công nghiệp-khu chế xuất để nhận hồ sơ trực tiếp nhưng vẫn khó tuyển được lao động phổ thông.
Theo ông Nguyễn Tấn Định, Phó trưởng Ban Quản lý các khu công nghiệp-khu chế xuất Thành phố Hồ Chí Minh (Hepza), qua khảo sát nhu cầu lao động năm 2010, Hepza đã nhận được thông tin từ hơn 300 doanh nghiệp đang thiếu trầm trọng lao động.
Từ đầu năm 2010 đến nay, các doanh nghiệp thuộc các khu công nghiệp-khu chế xuất Thành phố Hồ Chí Minh đã tuyển được hơn 19.000 lao động, nhưng vẫn còn thiếu khoảng 37.000 lao động từ nay đến cuối năm. Sự thiếu hụt lao động chủ yếu thuộc ba lĩnh vực may mặc, da giày và chế biến gỗ.
... đến tăng phúc lợi
Ông Nguyễn Tấn Định cho biết việc thiếu lao động ở Thành phố Hồ Chí Minh có nhiều nguyên nhân, nhưng lý do quan trọng nhất là từ sau Tết Nguyên đán 2010 đến nay công nhân vẫn không trở lại làm việc vì ở hầu hết các tỉnh đều có khu công nghiệp. Họ muốn ở lại quê làm việc do giá cả sinh hoạt thấp hơn thành phố, lại gần nhà, dù lương có thể thấp hơn.
Vừa qua, Ban Quản lý các khu công nghiệp-khu chế xuất Thành phố Hồ Chí Minh cũng đã tiến hành thanh tra về lao động, thấy rõ các doanh nghiệp đều không vi phạm quy định về lương tối thiểu, nhưng thực tế sống bằng lương tối thiểu, người lao động rất vất vả. Mức lương này lạc hậu so với thực tế quá nhiều.
Mức lương trong doanh nghiệp có vốn đầu nước ngoài (FDI) theo quy định của Chính phủ là 1.340.000 đồng/tháng, các doanh nghiệp nhích lên 1,4-1,5 triệu đồng đồng/tháng và thêm mấy khoản phụ cấp như xăng xe, nuôi con nhỏ, nhà ở… thì thu nhập bình quân của người lao động lên được 1,7-1,8 triệu đồng/tháng.
Bên cạnh đó, do người lao động nhập cư đang chuyển dịch và lựa chọn công việc tự do như làm việc trong các ngành dịch vụ, xây dựng... Tất cả những nguyên nhân đó khiến lao động nhập cư không "mặn mà" với doanh nghiệp tại các thành phố lớn.
Trong khi đó, theo ông Đặng Văn Tuấn, Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn dệt may Thắng Lợi, Thủ Đức, lao động nhập cư đa phần làm nghề nông nên khi làm việc tại nhà máy, xí nghiệp vẫn còn tư tưởng "thích thì làm, không thích thì nghỉ;" đồng thời họ cũng không phải là công nhân công nghiệp theo đúng nghĩa nên ý thức kỷ luật lao động chưa cao, đa số sau khi được đào tạo, làm việc được vài tháng lại nghỉ việc.
"Để bù đắp cho việc thiếu lao động, hiện công ty phải chi rất nhiều tiền để đầu tư máy móc, công nghệ hiện đại nhằm giảm lượng công nhân và tăng năng suất lao động," ông Tuấn cho biết. Hiện nay, muốn giải được bài toán thiếu hụt lao động phổ thông trong các ngành dệt may, da giày… tự thân doanh nghiệp phải cải thiện đời sống của người lao động.
Thời gian qua, bằng việc cải thiện đời sống cho người lao động, nhiều doanh nghiệp cũng đã giữ chân lao động hiệu quả như một số doanh nghiệp ở Khu công nghệ cao (phòng ăn cũng có máy lạnh, mức ăn được nâng lên 15.000-17.000 đồng/bữa).
Công ty Nissei, khu công nghiệp-khu chế xuất Linh Trung, Thủ Đức, xây hẳn nhà lưu trú cho công nhân... Một số doanh nghiệp "giữ chân" công nhân bằng cách tăng thêm lương như Công ty trách nhiệm hữu hạn Thuận Phát, Bình Chánh từ đầu năm đến nay đã điều chỉnh tăng lương cho công nhân hai lần./.
H.Tuyết-Đ.Phương (Báo Tin tức/Vietnam+)