Tiếp tục chương trình kỳ họp, sáng 19/6, Quốc hội làm việc tại Hội trường, thảo luận về dự án Luật hợp tác xã (sửa đổi).
Nhiều vấn đề liên quan đến xác định bản chất hợp tác xã, phân định giữa hợp tác xã với doanh nghiệp, tháo gỡ khó khăn cho hợp tác xã nông nghiệp, mức vốn góp tối đa của một thành viên, việc cung ứng sản phẩm, dịch vụ của hợp tác xã ra bên ngoài thị trường… đã được các đại biểu thảo luận.
Các đại biểu cơ bản đồng tình với tờ trình của Chính phủ về dự thảo Luật, cho rằng cần ban hành Luật Hợp tác xã (sửa đổi) để đảm bảo thực hiện quản lý nhà nước có hiệu quả, hỗ trợ, thúc đẩy kinh tế hợp tác xã phát triển lành mạnh, bền vững.
Đại biểu Trần Du Lịch (Thành phố Hồ Chí Minh) khẳng định dự thảo lần này đã tiếp cận đúng đắn. Định nghĩa Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể là phù hợp với nghị quyết của Đảng và toàn bộ nội dung đã tiếp cận với các tổ chức Hợp tác xã của thế giới nói chung.
Luật đã làm rõ vấn đề Hợp tác xã là của những người yếu thế, là những nông dân, cá thể tự sản xuất không lên được, những thợ thủ công không cạnh tranh nổi, là những người làm dịch vụ nhỏ lấy công làm lãi, người tiêu dùng có thu nhập trung bình và thấp… trong cạnh tranh thị trường họ không thể tự cạnh tranh được. Luật ra đời nhằm tạo cơ chế, chính sách để bù lại một phần yếu thế của họ, để họ cạnh tranh, tồn tại và phát triển.
Nếu doanh nghiệp là tối đa hóa lợi nhuận cho người chủ của nó thì Hợp tác xã là tối đa hóa lợi ích của xã viên, nguyên tắc quản trị là đối nhân chứ không đối vốn. Dự thảo Luật đã tiếp cận đúng vấn đề này - đại biểu Trần Du Lịch nhấn mạnh. Đồng quan điểm này, đại biểu Cao Đức Phát (Đắk Lắk) cho rằng bản chất của Hợp tác xã đối nhân là chính là chứ không phải theo vốn góp là chính.
Các đại biểu Lê Đắc Lâm (Bình Thuận), Trần Thị Phương Khanh (Long An) cho rằng bản chất Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tự chủ do thành viên có nhu cầu và lợi ích chung tự nguyện lập ra nhằm đáp ứng nhu cầu lợi ích chung đó với mục tiêu tối đa hóa lợi ích cho từng thành viên thông qua việc cung ứng cho thành viên về sản phẩm dịch vụ, hoặc tạo việc làm, nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống cho thành viên một cách hiệu quả hơn so với việc để từng thành viên đơn lẻ.
Song cũng có ý kiến đề nghị giữ như luật hiện hành tức là xem Hợp tác xã là một tổ chức kinh tế tập thể và hoạt động như một loại hình doanh nghiệp thực thụ có tính xã hội cao, tự chủ, tự chịu trách nhiệm, miễn là kinh doanh có hiệu quả, có lợi nhuận cao và bình đẳng với các loại hình doanh nghiệp khác.
Về mức vốn đóng góp đối với thành viên hợp tác xã, các đại biểu đề nghị cần làm rõ căn cứ pháp lý của việc quy định mức vốn đóng góp tối đa 20% như dự thảo Luật đưa ra. Có ý kiến cho rằng cần phải làm rõ căn cứ pháp lý của quy định và đề nghị không nên hạn chế mức góp vốn tối đa nhằm huy động và phát huy khả năng vốn cho Hợp tác xã, nếu có quy định thì cũng là về lâu dài chứ trước mắt không nên hạn chế mức góp vốn này.
Đại biểu Trần Thị Phương Khanh (Long An) nhận định, theo giải trình của ban soạn thảo và báo cáo tiếp thu giải trình thì chưa đủ sức thuyết phục. Khi chấp nhận điều lệ Hợp tác xã thì việc xã viên góp nhiều hay ít vốn đều có quyền biểu quyết như nhau trong việc quyết định các vấn đề thuộc phạm vi của đại hội xã viên như phương án kế hoạch sản xuất kinh doanh, phân phối thu nhập.
Đồng tình với dự thảo Luật là phải quy định chặt chẽ việc cho phép hợp tác xã góp vốn, mua cổ phần, thành lập công ty để tránh thành lập hợp tác xã nhằm hưởng ưu đãi của Nhà nước, đại biểu Trần Du Lịch (Thành phố Hồ Chí Minh) cho rằng quy định có giới hạn là phù hợp. Đồng thời đại biểu kiến nghị Luật thuế thu nhập doanh nghiệp sắp tới nên có ưu tiên khuyến khích các loại hình kinh tế hợp tác phát triển. Đại biểu ví dụ, nếu xã viên Hợp tác xã café tổ chức liên kết xây dựng nhà máy sản xuất café thì nhà máy này cần được ưu đãi thuế thu nhập hơn là các doanh nghiệp khác để hình thành ngành công nghiệp chế biến trên nền tảng các Hợp tác xã nông nghiệp.
Việc nên hay không nên để hợp tác xã có quyền cung ứng không hạn chế sản phẩm, dịch vụ ra bên ngoài cũng còn nhiều ý kiến khác nhau. Đại biểu Lê Đắc Lâm (Bình Thuận) và nhiều đại biểu khác đồng tình với việc nên để hợp tác xã có quyền cung ứng không hạn chế sản phẩm, dịch vụ ra bên ngoài cộng đồng thành viên miễn là mang lại lợi ích cho hợp tác xã và thành viên. Đại biểu Nguyễn Văn Sơn (Hà Tĩnh) cho rằng vấn đề nằm ở cơ chế phân bổ, phải có giải pháp để cho Hợp tác xã phát triển.
Theo đại biểu Đồng Hữu Mạo (Thừa Thiên Huế), dự Luật chưa nói rõ bản chất Hợp tác xã, nên nhiều quy định có phần khiên cưỡng và bất hợp lý, điều này thể hiện rõ trong việc quy định giới hạn sản phẩm, dịch vụ cung ứng ra bên ngoài. Đại biểu lý giải, việc nhìn nhận cung ứng nhiều sản phẩm, dịch vụ ra bên ngoài thì giống với doanh nghiệp là rất vô lý, trái với mong muốn của chúng ta là để Hợp tác xã phát triển, hỗ trợ cho xã viên. Hợp tác xã làm ăn tốt, cung ứng sản phẩm dịch vụ ra bên ngoài để làm ăn tốt hơn là đúng, là chính đáng. Quy định như vậy khiến cho dự Luật càng đi xa thực tế.
Quan tâm đến vai trò của liên minh Hợp tác xã, đại biểu Trần Du Lịch (Thành phố Hồ Chí Minh) chỉ rõ cái yếu của luật chưa làm rõ vai trò liên minh và quản lý nhà nước của tổ chức này. Càng ưu đãi thì càng nảy sinh những đối tượng hưởng ưu đãi. Vì có nhiều ưu đãi nên sẽ có nhiều hợp tác xã trá hình, liên minh là nơi kiểm tra đạo đức của các hợp tác xã trá hình này, do vậy cần làm rõ hơn vấn đề quản lý nhà nước để loại ra những hợp tác xã trá hình, hoàn toàn hỗ trợ Hợp tác xã đúng nghĩa - đại biểu đề nghị.
Các đại biểu cũng đề nghị Nhà nước có chính sách ưu đãi, hỗ trợ đối với hợp tác xã cao hơn với doanh nghiệp, cụ thể hơn, mở rộng hơn nữa, có chính sách về thuế, tín dụng, giá, đào tạo, hỗ trợ hạ tầng, cơ sở vật chất và đặc biệt nên ưu tiên với các hợp tác xã nông nghiệp.
Đại biểu Nguyễn Thanh Tùng (Bình Định) đề nghị cần có nhiều chính sách hỗ trợ để tháo gỡ khó khăn cho Hợp tác xã nông nghiệp. Đại biểu Nguyễn Văn Sơn (Hà Tĩnh) mong muốn Nhà nước hỗ trợ về đào tạo, khoa học công nghệ, về vốn, ưu tiên hơn cho Hợp tác xã nông nghiệp, miền núi, vùng sâu xa. Cần quy định cụ thể hơn là các định chế tài chính nhà nước phải dành ưu tiên hỗ trợ cho các hợp tác xã./.
Nhiều vấn đề liên quan đến xác định bản chất hợp tác xã, phân định giữa hợp tác xã với doanh nghiệp, tháo gỡ khó khăn cho hợp tác xã nông nghiệp, mức vốn góp tối đa của một thành viên, việc cung ứng sản phẩm, dịch vụ của hợp tác xã ra bên ngoài thị trường… đã được các đại biểu thảo luận.
Các đại biểu cơ bản đồng tình với tờ trình của Chính phủ về dự thảo Luật, cho rằng cần ban hành Luật Hợp tác xã (sửa đổi) để đảm bảo thực hiện quản lý nhà nước có hiệu quả, hỗ trợ, thúc đẩy kinh tế hợp tác xã phát triển lành mạnh, bền vững.
Đại biểu Trần Du Lịch (Thành phố Hồ Chí Minh) khẳng định dự thảo lần này đã tiếp cận đúng đắn. Định nghĩa Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể là phù hợp với nghị quyết của Đảng và toàn bộ nội dung đã tiếp cận với các tổ chức Hợp tác xã của thế giới nói chung.
Luật đã làm rõ vấn đề Hợp tác xã là của những người yếu thế, là những nông dân, cá thể tự sản xuất không lên được, những thợ thủ công không cạnh tranh nổi, là những người làm dịch vụ nhỏ lấy công làm lãi, người tiêu dùng có thu nhập trung bình và thấp… trong cạnh tranh thị trường họ không thể tự cạnh tranh được. Luật ra đời nhằm tạo cơ chế, chính sách để bù lại một phần yếu thế của họ, để họ cạnh tranh, tồn tại và phát triển.
Nếu doanh nghiệp là tối đa hóa lợi nhuận cho người chủ của nó thì Hợp tác xã là tối đa hóa lợi ích của xã viên, nguyên tắc quản trị là đối nhân chứ không đối vốn. Dự thảo Luật đã tiếp cận đúng vấn đề này - đại biểu Trần Du Lịch nhấn mạnh. Đồng quan điểm này, đại biểu Cao Đức Phát (Đắk Lắk) cho rằng bản chất của Hợp tác xã đối nhân là chính là chứ không phải theo vốn góp là chính.
Các đại biểu Lê Đắc Lâm (Bình Thuận), Trần Thị Phương Khanh (Long An) cho rằng bản chất Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tự chủ do thành viên có nhu cầu và lợi ích chung tự nguyện lập ra nhằm đáp ứng nhu cầu lợi ích chung đó với mục tiêu tối đa hóa lợi ích cho từng thành viên thông qua việc cung ứng cho thành viên về sản phẩm dịch vụ, hoặc tạo việc làm, nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống cho thành viên một cách hiệu quả hơn so với việc để từng thành viên đơn lẻ.
Song cũng có ý kiến đề nghị giữ như luật hiện hành tức là xem Hợp tác xã là một tổ chức kinh tế tập thể và hoạt động như một loại hình doanh nghiệp thực thụ có tính xã hội cao, tự chủ, tự chịu trách nhiệm, miễn là kinh doanh có hiệu quả, có lợi nhuận cao và bình đẳng với các loại hình doanh nghiệp khác.
Về mức vốn đóng góp đối với thành viên hợp tác xã, các đại biểu đề nghị cần làm rõ căn cứ pháp lý của việc quy định mức vốn đóng góp tối đa 20% như dự thảo Luật đưa ra. Có ý kiến cho rằng cần phải làm rõ căn cứ pháp lý của quy định và đề nghị không nên hạn chế mức góp vốn tối đa nhằm huy động và phát huy khả năng vốn cho Hợp tác xã, nếu có quy định thì cũng là về lâu dài chứ trước mắt không nên hạn chế mức góp vốn này.
Đại biểu Trần Thị Phương Khanh (Long An) nhận định, theo giải trình của ban soạn thảo và báo cáo tiếp thu giải trình thì chưa đủ sức thuyết phục. Khi chấp nhận điều lệ Hợp tác xã thì việc xã viên góp nhiều hay ít vốn đều có quyền biểu quyết như nhau trong việc quyết định các vấn đề thuộc phạm vi của đại hội xã viên như phương án kế hoạch sản xuất kinh doanh, phân phối thu nhập.
Đồng tình với dự thảo Luật là phải quy định chặt chẽ việc cho phép hợp tác xã góp vốn, mua cổ phần, thành lập công ty để tránh thành lập hợp tác xã nhằm hưởng ưu đãi của Nhà nước, đại biểu Trần Du Lịch (Thành phố Hồ Chí Minh) cho rằng quy định có giới hạn là phù hợp. Đồng thời đại biểu kiến nghị Luật thuế thu nhập doanh nghiệp sắp tới nên có ưu tiên khuyến khích các loại hình kinh tế hợp tác phát triển. Đại biểu ví dụ, nếu xã viên Hợp tác xã café tổ chức liên kết xây dựng nhà máy sản xuất café thì nhà máy này cần được ưu đãi thuế thu nhập hơn là các doanh nghiệp khác để hình thành ngành công nghiệp chế biến trên nền tảng các Hợp tác xã nông nghiệp.
Việc nên hay không nên để hợp tác xã có quyền cung ứng không hạn chế sản phẩm, dịch vụ ra bên ngoài cũng còn nhiều ý kiến khác nhau. Đại biểu Lê Đắc Lâm (Bình Thuận) và nhiều đại biểu khác đồng tình với việc nên để hợp tác xã có quyền cung ứng không hạn chế sản phẩm, dịch vụ ra bên ngoài cộng đồng thành viên miễn là mang lại lợi ích cho hợp tác xã và thành viên. Đại biểu Nguyễn Văn Sơn (Hà Tĩnh) cho rằng vấn đề nằm ở cơ chế phân bổ, phải có giải pháp để cho Hợp tác xã phát triển.
Theo đại biểu Đồng Hữu Mạo (Thừa Thiên Huế), dự Luật chưa nói rõ bản chất Hợp tác xã, nên nhiều quy định có phần khiên cưỡng và bất hợp lý, điều này thể hiện rõ trong việc quy định giới hạn sản phẩm, dịch vụ cung ứng ra bên ngoài. Đại biểu lý giải, việc nhìn nhận cung ứng nhiều sản phẩm, dịch vụ ra bên ngoài thì giống với doanh nghiệp là rất vô lý, trái với mong muốn của chúng ta là để Hợp tác xã phát triển, hỗ trợ cho xã viên. Hợp tác xã làm ăn tốt, cung ứng sản phẩm dịch vụ ra bên ngoài để làm ăn tốt hơn là đúng, là chính đáng. Quy định như vậy khiến cho dự Luật càng đi xa thực tế.
Quan tâm đến vai trò của liên minh Hợp tác xã, đại biểu Trần Du Lịch (Thành phố Hồ Chí Minh) chỉ rõ cái yếu của luật chưa làm rõ vai trò liên minh và quản lý nhà nước của tổ chức này. Càng ưu đãi thì càng nảy sinh những đối tượng hưởng ưu đãi. Vì có nhiều ưu đãi nên sẽ có nhiều hợp tác xã trá hình, liên minh là nơi kiểm tra đạo đức của các hợp tác xã trá hình này, do vậy cần làm rõ hơn vấn đề quản lý nhà nước để loại ra những hợp tác xã trá hình, hoàn toàn hỗ trợ Hợp tác xã đúng nghĩa - đại biểu đề nghị.
Các đại biểu cũng đề nghị Nhà nước có chính sách ưu đãi, hỗ trợ đối với hợp tác xã cao hơn với doanh nghiệp, cụ thể hơn, mở rộng hơn nữa, có chính sách về thuế, tín dụng, giá, đào tạo, hỗ trợ hạ tầng, cơ sở vật chất và đặc biệt nên ưu tiên với các hợp tác xã nông nghiệp.
Đại biểu Nguyễn Thanh Tùng (Bình Định) đề nghị cần có nhiều chính sách hỗ trợ để tháo gỡ khó khăn cho Hợp tác xã nông nghiệp. Đại biểu Nguyễn Văn Sơn (Hà Tĩnh) mong muốn Nhà nước hỗ trợ về đào tạo, khoa học công nghệ, về vốn, ưu tiên hơn cho Hợp tác xã nông nghiệp, miền núi, vùng sâu xa. Cần quy định cụ thể hơn là các định chế tài chính nhà nước phải dành ưu tiên hỗ trợ cho các hợp tác xã./.
Chu Thanh Vân (TTXVN)