Ngày 15/10, tại Geneva (Thụy Sĩ), Nhóm P5+1 (gồm 5 nước thành viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc là Anh, Mỹ, Nga, Pháp, Trung Quốc) cùng với Đức đã bắt đầu vòng đàm phám mới với Iran về chương trình hạt nhân gây tranh cãi của quốc gia Trung Đông này.
Vòng đàm phán lần này có sự chứng kiến của Đại diện cấp cao phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại của Liên minh châu Âu (EU) Catherine Ashton. Đoàn Iran do Ngoại trưởng Mohammad-Javad Zarif dẫn đầu. Các nhà quan sát cho biết vòng đàm phán đã được bắt đầu trong bầu không khí tương đối tích cực và sẽ kéo dài đến ngày 16/10.
Sau cuộc bầu cử tổng thống Iran tháng 6 vừa qua và sau cuộc điện đàm giữa Tổng thống Mỹ Barack Obama với người đồng cấp Iran Hassan Rouhani hồi tháng trước - cuộc tiếp xúc đầu tiên giữa nguyên thủ quốc gia hai nước trong hơn 3 thập kỷ qua, dư luận kỳ vọng vòng đàm phán mới sẽ đạt tiến bộ nhất định.
Trong thông báo công bố ngày 14/10, bà Ashton tỏ ý hy vọng hai bên sẽ có 2 ngày đàm phán đạt kết quả, có cơ hội để thăm dò những đề xuất mà EU đã đặt lên bàn thương lượng và cả những ý tưởng do phía Iran đưa ra. Bà Ashton cho biết các bên liên quan đến dự vòng đàm phán mới với thái độ lạc quan một cách thận trọng nhưng với quyết tâm thật sự, đồng thời bày tỏ hy vọng vòng đàm phán sẽ mở cơ hội để thảo luận các chi tiết và thăm dò các khả năng.
Về phần mình, Ngoại trưởng Zarif tuyên bố Iran sẽ đưa ra đề xuất gồm 3 bước, tiến tới giải quyết bế tắc xoay quanh chương trình hạt nhân của Iran trong vòng một năm. Ông Zarif cũng hy vọng vòng đàm phán mới sẽ phác thảo ra "lộ trình" cho các cuộc đàm phán cấp cao hơn, đồng thời khẳng định bước đi đầu tiên có thể được thực hiện trong vòng "một, hai tháng hoặc ít hơn."
Theo Tổng thống Rouhanim, vấn đề hạt nhân của Iran không thể được giải quyết trong một phiên họp do đã tích tụ sự thiếu tin cậy lẫn nhau giữa các bên trong nhiều năm. Các nhà đàm phán cũng không kỳ vọng đạt bước khai thông lớn trong vòng đàm phán lần này.
Sau khi lên nắm quyền tháng 8 vừa qua, ông Rouhani cam kết đảm bảo sự minh bạch về chương trình hạt nhân của Iran, đổi lại các nước phương Tây cũng cần hủy bỏ lệnh cấm vận thương mại đối với Iran. Ông đã có cuộc gặp đầu tiên với những người đồng cấp thuộc nhóm P5+1 hồi tháng trước bên lề khóa họp thường niên của Đại hồi đồng Liên hợp quốc.
Tiến trình đàm phán về chương trình hạt nhân của Iran ngừng trệ từ sau vòng đàm phán hồi tháng 4 vừa qua ở Kazakhstan, khi Iran từ chối hạn chế một số hoạt động làm giàu urani nhạy cảm để đổi lấy việc nới lỏng các biện pháp trừng phạt nhằm vào nước này./.
Vòng đàm phán lần này có sự chứng kiến của Đại diện cấp cao phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại của Liên minh châu Âu (EU) Catherine Ashton. Đoàn Iran do Ngoại trưởng Mohammad-Javad Zarif dẫn đầu. Các nhà quan sát cho biết vòng đàm phán đã được bắt đầu trong bầu không khí tương đối tích cực và sẽ kéo dài đến ngày 16/10.
Sau cuộc bầu cử tổng thống Iran tháng 6 vừa qua và sau cuộc điện đàm giữa Tổng thống Mỹ Barack Obama với người đồng cấp Iran Hassan Rouhani hồi tháng trước - cuộc tiếp xúc đầu tiên giữa nguyên thủ quốc gia hai nước trong hơn 3 thập kỷ qua, dư luận kỳ vọng vòng đàm phán mới sẽ đạt tiến bộ nhất định.
Trong thông báo công bố ngày 14/10, bà Ashton tỏ ý hy vọng hai bên sẽ có 2 ngày đàm phán đạt kết quả, có cơ hội để thăm dò những đề xuất mà EU đã đặt lên bàn thương lượng và cả những ý tưởng do phía Iran đưa ra. Bà Ashton cho biết các bên liên quan đến dự vòng đàm phán mới với thái độ lạc quan một cách thận trọng nhưng với quyết tâm thật sự, đồng thời bày tỏ hy vọng vòng đàm phán sẽ mở cơ hội để thảo luận các chi tiết và thăm dò các khả năng.
Về phần mình, Ngoại trưởng Zarif tuyên bố Iran sẽ đưa ra đề xuất gồm 3 bước, tiến tới giải quyết bế tắc xoay quanh chương trình hạt nhân của Iran trong vòng một năm. Ông Zarif cũng hy vọng vòng đàm phán mới sẽ phác thảo ra "lộ trình" cho các cuộc đàm phán cấp cao hơn, đồng thời khẳng định bước đi đầu tiên có thể được thực hiện trong vòng "một, hai tháng hoặc ít hơn."
Theo Tổng thống Rouhanim, vấn đề hạt nhân của Iran không thể được giải quyết trong một phiên họp do đã tích tụ sự thiếu tin cậy lẫn nhau giữa các bên trong nhiều năm. Các nhà đàm phán cũng không kỳ vọng đạt bước khai thông lớn trong vòng đàm phán lần này.
Sau khi lên nắm quyền tháng 8 vừa qua, ông Rouhani cam kết đảm bảo sự minh bạch về chương trình hạt nhân của Iran, đổi lại các nước phương Tây cũng cần hủy bỏ lệnh cấm vận thương mại đối với Iran. Ông đã có cuộc gặp đầu tiên với những người đồng cấp thuộc nhóm P5+1 hồi tháng trước bên lề khóa họp thường niên của Đại hồi đồng Liên hợp quốc.
Tiến trình đàm phán về chương trình hạt nhân của Iran ngừng trệ từ sau vòng đàm phán hồi tháng 4 vừa qua ở Kazakhstan, khi Iran từ chối hạn chế một số hoạt động làm giàu urani nhạy cảm để đổi lấy việc nới lỏng các biện pháp trừng phạt nhằm vào nước này./.
(TTXVN)