Ngày 26/7, Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) đã công bố các số liệu thống kê năm nay về tiêu dùng các nguồn năng lượng quan trọng trên toàn cầu nhằm thông tin về các xu thế tiêu thụ năng lượng mới trên toàn cầu.
Theo các số liệu mới nhất của IEA, trong năm 2011, tổng nhu cầu năng lượng toàn cầu tăng chậm lại chỉ ở mức 3%, trong đó sản lượng than tiêu thụ trên toàn cầu tăng 6,6% trong năm thứ 12 liên tiếp, dầu mỏ tăng 1%, sản lượng điện giảm 4% do sản lượng điện ở các nước thuộc Tổ chức Hợp tác kinh tế và phát triển (OECD), câu lạc bộ các nước giàu nhất thế giới, giảm tới 9,2%.
Trung Quốc trở thành nước nhập khẩu than lớn nhất thế giới, trong khi Indonesia trở thành nước xuất khẩu than lớn nhất thế giới, vượt cả Australia.
Nhu cầu dầu mỏ của các nước OECD giảm 0,1% trong năm 2011 do tăng trưởng kinh tế trì trệ.
Lượng xăng tiêu dùng cho ôtô chiếm 1/3 nhu cầu dầu mỏ ở các nước OECD giảm hơn 2% trong năm 2011, tiếp tục xu thế giảm mạnh kể từ năm 2006.
Sản lượng tiêu thụ khí đốt tự nhiên toàn cầu tăng 2,1% trong năm 2011, mức tăng thấp nhất so với mức tăng 7,2% năm 2010.
Trong khi lượng khí đốt tiêu thụ ở các nước OECD không tăng, lượng khí đốt tiêu thụ ở các nước ngoài OECD chiếm hơn 50% tổng lượng khí đốt tiêu thụ toàn cầu.
Sản lượng điện ở các nước OECD giảm 0,9% trong năm 2011 chủ yếu do điện hạt nhân giảm mạnh.
Sản lượng điện hạt nhân ở các nước OECD giảm 9,2% trong năm 2011, đặc biệt ở Nhật Bản giảm 65% và ở Đức giảm 23%, khiến tổng nhu cầu năng lượng toàn OECD giảm 1,9% năm 2011.
Các số liệu thống kê của IEA cho thấy, phần của các nguồn năng lượng tái sinh trong tổng cung ứng các nguồn năng lượng quan trọng nhất đã tăng 8,2% ở các nước OECD trong năm 2011, cao hơn mức tăng 7,8% năm 2010.
Năng lượng gió không chỉ là nguồn năng lượng tái sinh hàng đầu trong sản xuất điện mà còn là nguồn năng lượng có tốc độ tăng cao nhất tới 24% trong tất cả các nguồn năng lượng tái sinh./.
Theo các số liệu mới nhất của IEA, trong năm 2011, tổng nhu cầu năng lượng toàn cầu tăng chậm lại chỉ ở mức 3%, trong đó sản lượng than tiêu thụ trên toàn cầu tăng 6,6% trong năm thứ 12 liên tiếp, dầu mỏ tăng 1%, sản lượng điện giảm 4% do sản lượng điện ở các nước thuộc Tổ chức Hợp tác kinh tế và phát triển (OECD), câu lạc bộ các nước giàu nhất thế giới, giảm tới 9,2%.
Trung Quốc trở thành nước nhập khẩu than lớn nhất thế giới, trong khi Indonesia trở thành nước xuất khẩu than lớn nhất thế giới, vượt cả Australia.
Nhu cầu dầu mỏ của các nước OECD giảm 0,1% trong năm 2011 do tăng trưởng kinh tế trì trệ.
Lượng xăng tiêu dùng cho ôtô chiếm 1/3 nhu cầu dầu mỏ ở các nước OECD giảm hơn 2% trong năm 2011, tiếp tục xu thế giảm mạnh kể từ năm 2006.
Sản lượng tiêu thụ khí đốt tự nhiên toàn cầu tăng 2,1% trong năm 2011, mức tăng thấp nhất so với mức tăng 7,2% năm 2010.
Trong khi lượng khí đốt tiêu thụ ở các nước OECD không tăng, lượng khí đốt tiêu thụ ở các nước ngoài OECD chiếm hơn 50% tổng lượng khí đốt tiêu thụ toàn cầu.
Sản lượng điện ở các nước OECD giảm 0,9% trong năm 2011 chủ yếu do điện hạt nhân giảm mạnh.
Sản lượng điện hạt nhân ở các nước OECD giảm 9,2% trong năm 2011, đặc biệt ở Nhật Bản giảm 65% và ở Đức giảm 23%, khiến tổng nhu cầu năng lượng toàn OECD giảm 1,9% năm 2011.
Các số liệu thống kê của IEA cho thấy, phần của các nguồn năng lượng tái sinh trong tổng cung ứng các nguồn năng lượng quan trọng nhất đã tăng 8,2% ở các nước OECD trong năm 2011, cao hơn mức tăng 7,8% năm 2010.
Năng lượng gió không chỉ là nguồn năng lượng tái sinh hàng đầu trong sản xuất điện mà còn là nguồn năng lượng có tốc độ tăng cao nhất tới 24% trong tất cả các nguồn năng lượng tái sinh./.
Anh Tuấn (TTXVN)