Trong những ngày gần đây, thị trường xăng dầu thế giới đã bắt đầu hạ nhiệt. Nhưng theo ý kiến của nhiều doanh nghiệp đầu mối lớn thì việc giảm giá bản lẻ trong nước vào thời điểm này là khó thực hiện.
Trao đổi với Vietnam+, ông Lê Xuân Trình, Phó Tổng Giám đốc Tổng công ty Dầu Việt Nam (PVOil) cho rằng, giá xăng dầu thế giới liên tục biến động và lỗ lãi thì vẫn đan xen nhau như răng cưa.
"Thực chất thì doanh nghiệp chỉ mới bắt đầu có lãi ở một số mặt hàng nhất định, còn nếu tính trung bình 30 ngày qua thì doanh nghiệp vẫn đang lỗ rất lớn, cộng dồn từ đầu năm thì số lỗ lên đến cả trăm tỷ đồng," ông Trình chia sẻ.
Tại buổi giao ban công tác tháng Năm do Bộ Công thương tổ chức ngày 6/6, bà Đàm Thị Huyền, Phó Tổng Giám đốc Tổng công ty xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) cũng cho rằng, thực chất vẫn chỉ lãi ở mặt hàng dầu diesel, còn các mặt hàng khác vẫn đang phải bù lỗ.
"Lâu nay đang lặp đi lặp lại một nghịch lý là khi giá xăng dầu trong nước bị kìm, nhiều doanh nghiệp đã hạn chế nhập khẩu khiến gánh nặng dồn về Petrolimex. Nay nhiều doanh nghiệp lãi lớn đã tăng bán hàng, khiến thị phần Petrolimex cũng giảm theo,” bà Huyền nói.
Bà Huyền cũng nhấn mạnh, với việc có lãi ở mặt hàng diesel thì các doanh nghiệp đầu mối đang tranh thủ nhập vào để bù lỗ cho các mặt hàng khác.
Theo báo cáo của Petrolimex với Bộ Công thương thì trong 5 tháng đầu năm 2011, tất cả các mặt hàng xăng dầu đều tăng giá khoảng 32-40% so với cùng kì năm 2010, trong khi đó, giá dầu thô chỉ tăng 25%.
Thống kê trong 5 tháng qua, Petrolimex đã thực hiện mua 2,270 triệu tấn xăng dầu, trong đó mua của Nhà máy dầu Dung Quất là 780 nghìn tấn, riêng trong 10 ngày đầu tháng Năm do nhà máy này tạm ngừng kiểm tra phục vụ bảo dưỡng, doanh nghiệp đã nhập thêm 400.000 tấn, tương đương 400 triệu USD.
Chính vì lẽ đó, mặc dù giá xăng dầu có xu hướng giảm và bước đầu có lãi, nhưng Phó Tổng Giám đốc Petrolimex vẫn kiến nghị liên bộ Tài chính-Công thương trước mắt chưa nên áp thuế với mặt hàng này, bởi điều hành bằng chính sách thuế thường có độ trễ nhất định trước khi đi vào thực tế, cộng với thị trường xăng dầu thế giới liên tục biến động và khó đoán biết.
"Với cách điều hành hiện nay, khi giá dầu tăng lại thì việc giảm thuế sẽ dễ bị chậm trễ cần xem xét điều hành bằng quỹ bình ổn, nửa tháng xem lại một lần,” bà Huyến kiến nghị.
Tuy nhiên, với mặt bằng giá hiện nay Petrolimex lại tỏ ra lo ngại việc thẩm lậu xăng dầu qua biên giới có thể tái diễn.
Bà Huyền cho biết, do giá xăng dầu thế giới đã điều chỉnh nên một số nước lân cận như Lào, Campuchia đã giảm giá tới hai lần.
"Chính điều này đã làm cho chênh lệch giá xăng dầu thu hẹp thậm chí giá xăng dầu Việt Nam còn cao hơn các nước trên làm tăng nguy cơ nhập lậu," bà Huyền nói.
Điều này đang đẩy Petrolimex vào tình trạng tiến thoái lưỡng nan. Công ty chưa muốn giảm giá vì muốn gỡ gạc lại khoản lỗ trước kia nhưng chính điều đó khiến thị phần của Petrolimex bị ảnh hưởng mạnh vì phải cạnh tranh với không chỉ đối thủ trong nước mà còn cả ở nước ngoài.
Câu chuyện giảm giá xăng dầu có lẽ còn khiến người tiêu dùng thấp thỏm dài dài. Bởi lẽ, dù các nước lân cận đã giảm giá tới hai lần nhưng đến nay, các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu trong nước vẫn chưa có một đề xuất chính thức nào về việc điều chỉnh giá bán, dù biết rằng đây là điều mong mỏi của hầu hết người tiêu dùng và doanh nghiệp sản xuất.
Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng cũng cho rằng, nếu giá thế giới tiếp tục xuống sẽ ưu tiên tăng thuế nhập khẩu rồi mới tính đến phương án giảm giá bán lẻ trong nước.
Kể từ lần tăng giá gần đây nhất, ngày 29/3 với mức tăng giá từ 2.000-2.800 đồng/lít thì đã hơn hai tháng qua, giá xăng dầu trong nước vẫn chưa có sự điều chỉnh nào.
Hiện giá xăng không chì RON 95 đang được bán là 21.800 đồng/lít; xăng không chì RON 92 là 21.300 đồng/lít; dầu diezen 0,05S: 21.100 đồng/lít; dầu diêzen 0,25S: 21.050 đồng/lít; dầu hoả: 20.800 đồng/lít; madút 3S là 17.100 đồng/kg và madút 3,5S là 16.800 đồng/kg./.
Trao đổi với Vietnam+, ông Lê Xuân Trình, Phó Tổng Giám đốc Tổng công ty Dầu Việt Nam (PVOil) cho rằng, giá xăng dầu thế giới liên tục biến động và lỗ lãi thì vẫn đan xen nhau như răng cưa.
"Thực chất thì doanh nghiệp chỉ mới bắt đầu có lãi ở một số mặt hàng nhất định, còn nếu tính trung bình 30 ngày qua thì doanh nghiệp vẫn đang lỗ rất lớn, cộng dồn từ đầu năm thì số lỗ lên đến cả trăm tỷ đồng," ông Trình chia sẻ.
Tại buổi giao ban công tác tháng Năm do Bộ Công thương tổ chức ngày 6/6, bà Đàm Thị Huyền, Phó Tổng Giám đốc Tổng công ty xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) cũng cho rằng, thực chất vẫn chỉ lãi ở mặt hàng dầu diesel, còn các mặt hàng khác vẫn đang phải bù lỗ.
"Lâu nay đang lặp đi lặp lại một nghịch lý là khi giá xăng dầu trong nước bị kìm, nhiều doanh nghiệp đã hạn chế nhập khẩu khiến gánh nặng dồn về Petrolimex. Nay nhiều doanh nghiệp lãi lớn đã tăng bán hàng, khiến thị phần Petrolimex cũng giảm theo,” bà Huyền nói.
Bà Huyền cũng nhấn mạnh, với việc có lãi ở mặt hàng diesel thì các doanh nghiệp đầu mối đang tranh thủ nhập vào để bù lỗ cho các mặt hàng khác.
Theo báo cáo của Petrolimex với Bộ Công thương thì trong 5 tháng đầu năm 2011, tất cả các mặt hàng xăng dầu đều tăng giá khoảng 32-40% so với cùng kì năm 2010, trong khi đó, giá dầu thô chỉ tăng 25%.
Thống kê trong 5 tháng qua, Petrolimex đã thực hiện mua 2,270 triệu tấn xăng dầu, trong đó mua của Nhà máy dầu Dung Quất là 780 nghìn tấn, riêng trong 10 ngày đầu tháng Năm do nhà máy này tạm ngừng kiểm tra phục vụ bảo dưỡng, doanh nghiệp đã nhập thêm 400.000 tấn, tương đương 400 triệu USD.
Chính vì lẽ đó, mặc dù giá xăng dầu có xu hướng giảm và bước đầu có lãi, nhưng Phó Tổng Giám đốc Petrolimex vẫn kiến nghị liên bộ Tài chính-Công thương trước mắt chưa nên áp thuế với mặt hàng này, bởi điều hành bằng chính sách thuế thường có độ trễ nhất định trước khi đi vào thực tế, cộng với thị trường xăng dầu thế giới liên tục biến động và khó đoán biết.
"Với cách điều hành hiện nay, khi giá dầu tăng lại thì việc giảm thuế sẽ dễ bị chậm trễ cần xem xét điều hành bằng quỹ bình ổn, nửa tháng xem lại một lần,” bà Huyến kiến nghị.
Tuy nhiên, với mặt bằng giá hiện nay Petrolimex lại tỏ ra lo ngại việc thẩm lậu xăng dầu qua biên giới có thể tái diễn.
Bà Huyền cho biết, do giá xăng dầu thế giới đã điều chỉnh nên một số nước lân cận như Lào, Campuchia đã giảm giá tới hai lần.
"Chính điều này đã làm cho chênh lệch giá xăng dầu thu hẹp thậm chí giá xăng dầu Việt Nam còn cao hơn các nước trên làm tăng nguy cơ nhập lậu," bà Huyền nói.
Điều này đang đẩy Petrolimex vào tình trạng tiến thoái lưỡng nan. Công ty chưa muốn giảm giá vì muốn gỡ gạc lại khoản lỗ trước kia nhưng chính điều đó khiến thị phần của Petrolimex bị ảnh hưởng mạnh vì phải cạnh tranh với không chỉ đối thủ trong nước mà còn cả ở nước ngoài.
Câu chuyện giảm giá xăng dầu có lẽ còn khiến người tiêu dùng thấp thỏm dài dài. Bởi lẽ, dù các nước lân cận đã giảm giá tới hai lần nhưng đến nay, các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu trong nước vẫn chưa có một đề xuất chính thức nào về việc điều chỉnh giá bán, dù biết rằng đây là điều mong mỏi của hầu hết người tiêu dùng và doanh nghiệp sản xuất.
Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng cũng cho rằng, nếu giá thế giới tiếp tục xuống sẽ ưu tiên tăng thuế nhập khẩu rồi mới tính đến phương án giảm giá bán lẻ trong nước.
Kể từ lần tăng giá gần đây nhất, ngày 29/3 với mức tăng giá từ 2.000-2.800 đồng/lít thì đã hơn hai tháng qua, giá xăng dầu trong nước vẫn chưa có sự điều chỉnh nào.
Hiện giá xăng không chì RON 95 đang được bán là 21.800 đồng/lít; xăng không chì RON 92 là 21.300 đồng/lít; dầu diezen 0,05S: 21.100 đồng/lít; dầu diêzen 0,25S: 21.050 đồng/lít; dầu hoả: 20.800 đồng/lít; madút 3S là 17.100 đồng/kg và madút 3,5S là 16.800 đồng/kg./.
Đức Duy (Vietnam+)