Những nét đẹp văn hóa trong lễ hội kén rể ở ngoại thành Hà Nội

Người dân thôn Đường Yên, xã Xuân Nộn, Đông Anh, Hà Nội đã tổ chức lễ hội ‘kén rể’ truyền thống của làng. Lễ hội này được phục dựng lại từ năm 2001 sau 60 năm thất truyền.
Những nét đẹp văn hóa trong lễ hội kén rể ở ngoại thành Hà Nội ảnh 1Người dân thôn Đường Yên, xã Xuân Nộn, Đông Anh, Hà Nội đã tổ chức lễ hội ‘kén rể’ truyền thống của làng. Lễ hội này được phục dựng lại từ năm 2001 sau 60 năm thất truyền. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Những nét đẹp văn hóa trong lễ hội kén rể ở ngoại thành Hà Nội ảnh 2Lễ hội được tổ chức nhằm tưởng nhớ và suy tôn nữ danh tướng Lê Hoa- vị nữ anh hùng sau khi phò tá Hai Bà Trưng thắng trận đã trở về quê nhà mở hội đua tài canh nông và kén rể. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Những nét đẹp văn hóa trong lễ hội kén rể ở ngoại thành Hà Nội ảnh 3Hội ‘Kén rể’ được chuẩn bị công phu, khâu chọn người tham gia rất cẩn thận, người đóng mẹ của Thánh tức ‘Mẫu Bà’ phải là người đẹp, song toàn, gia đình gương mẫu và người đóng vai Đức Thánh Bà (bà Lê Hoa) phải là cô gái thanh lịch chưa có gia đình riêng. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Những nét đẹp văn hóa trong lễ hội kén rể ở ngoại thành Hà Nội ảnh 4Màn vinh quy bái tổ mở đầu cho lễ hội. Một đoàn rước kiệu bà Lê Hoa đi từ cổng làng vào sân đình, hai bên có các bô lão trong làng đón ‘Đức Thánh Bà’ xuống kiệu. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Những nét đẹp văn hóa trong lễ hội kén rể ở ngoại thành Hà Nội ảnh 5Nguyễn Thị Hường (20 tuổi) đã được các bô lão trong làng lựa chọn để hóa thân thành nữ tướng Lê Hoa. Theo truyền thuyết dân gian, bà Lê Hoa là người có công chữa bệnh cho dân làng Đường Yên nên được dân làng tôn vinh thờ phụng. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Những nét đẹp văn hóa trong lễ hội kén rể ở ngoại thành Hà Nội ảnh 6Sau khi gia đình nữ tướng Lê Hoa tuyên bố kén rể, những người đóng vai ‘chàng rể’ chia làm hai phe Bắc và Hậu để bắt đầu các phần thi tái hiện trò chơi mang đậm nét văn hóa dân gian. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Những nét đẹp văn hóa trong lễ hội kén rể ở ngoại thành Hà Nội ảnh 7Mở đầu là hội thi canh nông, trên sân đình hai chàng rể đóng vai thợ cày mặc quần áo nâu chít khăn trên đầu, đi theo là một đầy tớ mang trống khẩu để cổ vũ, còn hai người đóng làm trâu mặc quần áo đen, đeo mặt nạ. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Những nét đẹp văn hóa trong lễ hội kén rể ở ngoại thành Hà Nội ảnh 8Phần thi tiếp trong lễ hội kén rể là phần thi câu ếch, hai chàng rể phải ra sức dùng tài trí để câu ếch nhanh và chính xác nhất. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Những nét đẹp văn hóa trong lễ hội kén rể ở ngoại thành Hà Nội ảnh 9Theo quy định thì ‘ếch’ nào đớp mồi nhanh, nhảy nhanh, đẹp và đúng kỹ thuật sẽ được chấm điểm cao. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Những nét đẹp văn hóa trong lễ hội kén rể ở ngoại thành Hà Nội ảnh 10Phần thi cuối cùng là ‘bắt trạch trong chum,’ đây luôn là phần thi hấp dẫn nhất bởi sự khéo léo và nhanh tay, phần thi cũng là một nét văn hóa của người Việt xưa. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Những nét đẹp văn hóa trong lễ hội kén rể ở ngoại thành Hà Nội ảnh 11Trải qua 3 phần thi giữa 2 thôn Bắc và thôn Hạ: Thi cày ruộng, câu ếch, bắt trạch trong chum lễ hội đã tìm được người xứng đáng làm phu quân của nữ tướng Lê Hoa, đó là chàng trai 27 tuổi Nguyễn Mạnh Hoàng thuộc thôn Bắc. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Những nét đẹp văn hóa trong lễ hội kén rể ở ngoại thành Hà Nội ảnh 12Lễ kén rể tái hiện những công việc thường ngày của cư dân lúa nước, gửi gắm trong đó những ước vọng về một cuộc sống ấm no, mùa màng tươi tốt trong năm mới. (Ảnh: PV/Vietnam+)
(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục