Ngày nào cũng vậy, cứ mỗi sáng thức dậy, bác Nguyễn Văn Bình nhà ở quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) lại lủi thủi ra hồ Gươm “săn” khách dạo hồ để chụp ảnh, kiếm sống.
Dẫu rằng, cái cảm giác mệt mỏi, thất vọng cứ thường trực trong tâm trí bởi cả ngày trời theo chân khách mời mọc chụp ảnh nhưng chỉ nhận được cái lắc đầu, từ chối. Nhưng với tình yêu nghề, bác Bình vẫn luôn lạc quan, xem nghề đã chọn như cơ nghiệp của cuộc đời.
Với bác Bình, nghề gì cũng có cái vinh cái khổ, cái nghề ảnh dạo này nó cũng “ôm” cả hai. Ảnh dạo dường như đã trở thành cái nghiệp, vừa phục vụ niềm đam mê vừa như chiếc cần câu kiếm gạo nuôi cả gia đình. Buồn thay, “cái nghề ảnh dạo một thời nở rộ, thu hút đông đảo bậc tiền nhân theo đuổi, ấy mà giờ đây nó như chiếc lá úa tàn chờ lìa cành,” bác Bình ngậm ngùi.
Hoàng kim nghề ảnh dạo
Có theo những người thợ nhiếp ảnh dạo quanh bờ Hồ Gươm cả ngày trời mới thấy lời bác Bình nói thật chua chát. Giờ đây cùng với sự thay đổi của thời gian, nghề ảnh dạo dường như đã trở thành một nghề quá đỗi bình dân.
Tuy nhiên, với những người có thâm niên hành nghề ảnh dạo như bác Bình thì tình yêu với nghề vẫn còn sống mãi. Bởi cái nghề này nó đã trở thành cái nghiệp ngấm sâu vào xương máu của người thợ nhiếp ảnh 21 năm gắn bó, tâm huyết với nghề.
Bác Bình kể, từ những năm đầu của thập kỷ 90 (thế kỷ 20), cái nghề ảnh dạo nó phát triển hưng thịnh lắm. Ngày đó, phong trào nhiếp ảnh dạo nở rộ khắp Hà thành, cũng nhờ nghề này mà gia đình bác đã trở nên khá giả, nhiều người khác trở thành đại gia.
Nghề nhiếp ảnh dạo đến với bác Bình cũng rất đỗi tình cờ. Không phải vùi đầu dùi mài kinh sử, không phải tốn tiền bạc để học nghề mà chỉ thông qua chỉ dẫn từ một người em kết nghĩ. Đó là thầy Cao Cường - một nhiếp ảnh gia lừng danh ở Hà Nội thời bấy giờ.
Bác Bình kể, ngày đó tuy lớn tuổi hơn nhưng bác rất kính nể thầy Cao Cường, không chỉ vì thầy có tài chụp ảnh nổi tiếng ở đất Hà thành mà còn vì thầy tận tâm hướng dẫn học nghề. Từ sự tò mò đến tình yêu nghề cháy bỏng, bác Bình quyết định dồn số tiền tích góp được để mua một chiếc máy ảnh hiệu Zenit của Liên Xô cũ để dạo quanh hồ kiếm sống.
Dố người có máy ảnh cá nhân ngày đó còn rất hiếm và chủ yếu là máy đời cũ của Liên Xô và Mỹ nên chất lượng ảnh không thật sự tốt. Nhưng lạ thay, ai đặt chân tới Thủ đô cũng muốn ghi lại một vài khoảnh khắc với những dấu ấn còn lại của lịch sử.
Nhận thấy nghề nhiếp ảnh vừa sang trọng lại hấp dẫn với khả năng “bấm máy ra tiền,” nhiều người cũng tìm đến xin theo thầy Cường học nghề. Từ đó “nghiệp đoàn nhiếp ảnh bờ Hồ” ra đời với gần 100 thành viên, phát triển và tồn tại cho tới ngày nay.
“Nghề nhiếp ảnh ngày đó có giá lắm, cứ vác máy ra hồ là có tiền. Tính ra một ngày bác cũng kiếm được trên dưới 100.000 đồng, chỉ hơn tuần là mua được chiếc xe đạp Phượng hoàng loại xịn,” bác Bình vui vẻ nói.
Đặc biệt hơn, cũng nhờ nghề nhiếp ảnh mà vợ chồng bác Bình đã đến được với nhau, có điều kiện lo cho con cái học hành đến nơi, tới chốn.
Còn lại ảnh… “rao”
Thấm thoắt đã 21 năm kể từ ngày người học trò đầu tiên của thầy Cường theo học nghề nhiếp ảnh dạo, cũng từng ấy thời gian cái nghề ảnh dạo có những sự đổi thay.
Gần chục năm trở lại đây, người dân cũng đã có điều kiện sắm cho mình chiếc máy ảnh du lịch hay máy ảnh có ống kính hiện đại, đồng nghĩa với việc nghề nhiếp ảnh dạo đã không còn "độc quyền.”
Theo bác Nguyễn Lâm, một nhiếp ảnh dạo có thâm niên tại bờ hồ, những năm 90 của thế kỷ trước giá rửa một bức ảnh là 5.000 đồng, người chụp lãi khoảng 3.000 đồng. Với số tiền ấy, mỗi ngày bác cũng kiếm được tiền trăm. Còn hiện nay rửa một tấm hình cỡ 13cm x 18cm giá 20.000 đồng chỉ lãi được 4.000 đến 6.000 đồng nhưng phải rao mời đến khản cả cổ họng.
“Nhìn cánh nhiếp ảnh dạo ăn mặc bảnh bao, đeo máy ảnh hiện đại, nhiều người cứ tưởng sướng lắm. Nhưng ít ai hiểu được cái nghề này cũng chả khác gì mấy ông đi câu cá ngoài sông, chỉ biết trông chờ vào sự may rủi,” bác Lâm bộc bạch.
Tuy rằng, nhờ nghề nhiếp ảnh dạo mà nhiều cặp đôi đã đến với nhau, sống hạnh phúc, nhưng cũng có những trường hợp vợ chồng chia ly vì cái gọi là “hy sinh vì niềm đam mê nghệ thuật."
Lớp trẻ cũng không mặn mà với nghề. Con trai của bác Lâm là một ví dụ. Thuở nhỏ anh đã từng dầm mưa dãi nắng theo bố học nghề, nhưng niềm đam mê ở anh lại phai nhạt dần, chỉ vì cái thực tế phũ phàng “sắm máy ảnh tiền đô đi thu từng đồng bạc lẻ, đến bao giờ mới sống khỏe với nghề.”
"Lớp trẻ bây giờ không còn mặn mà tới nghề nhiếp ảnh dạo cũng hợp lý. Làm nghề cũng chỉ vì kiếm miếng cơm manh áo, nhưng lang thang cả ngày chỉ biết trông chờ vào sự may rủi. Cứ tình trạng này, nghề nhiếp ảnh dạo rồi cũng không tồn tại được," bác Lâm lo ngại
Lẫn trong bóng chiều nhá nhem, những cơn gió thì thào xen lẫn tiếng ồn ào của dòng xe cộ qua lại, những người thợ nhiếp ảnh như bác Bình, bác Lâm vẫn lặng lẽ nép mình dưới những gốc cây liễu, gợi lại ký ức về những ngày huy hoàng xa xưa của nghề./.
Dẫu rằng, cái cảm giác mệt mỏi, thất vọng cứ thường trực trong tâm trí bởi cả ngày trời theo chân khách mời mọc chụp ảnh nhưng chỉ nhận được cái lắc đầu, từ chối. Nhưng với tình yêu nghề, bác Bình vẫn luôn lạc quan, xem nghề đã chọn như cơ nghiệp của cuộc đời.
Với bác Bình, nghề gì cũng có cái vinh cái khổ, cái nghề ảnh dạo này nó cũng “ôm” cả hai. Ảnh dạo dường như đã trở thành cái nghiệp, vừa phục vụ niềm đam mê vừa như chiếc cần câu kiếm gạo nuôi cả gia đình. Buồn thay, “cái nghề ảnh dạo một thời nở rộ, thu hút đông đảo bậc tiền nhân theo đuổi, ấy mà giờ đây nó như chiếc lá úa tàn chờ lìa cành,” bác Bình ngậm ngùi.
Hoàng kim nghề ảnh dạo
Có theo những người thợ nhiếp ảnh dạo quanh bờ Hồ Gươm cả ngày trời mới thấy lời bác Bình nói thật chua chát. Giờ đây cùng với sự thay đổi của thời gian, nghề ảnh dạo dường như đã trở thành một nghề quá đỗi bình dân.
Tuy nhiên, với những người có thâm niên hành nghề ảnh dạo như bác Bình thì tình yêu với nghề vẫn còn sống mãi. Bởi cái nghề này nó đã trở thành cái nghiệp ngấm sâu vào xương máu của người thợ nhiếp ảnh 21 năm gắn bó, tâm huyết với nghề.
Bác Bình kể, từ những năm đầu của thập kỷ 90 (thế kỷ 20), cái nghề ảnh dạo nó phát triển hưng thịnh lắm. Ngày đó, phong trào nhiếp ảnh dạo nở rộ khắp Hà thành, cũng nhờ nghề này mà gia đình bác đã trở nên khá giả, nhiều người khác trở thành đại gia.
Nghề nhiếp ảnh dạo đến với bác Bình cũng rất đỗi tình cờ. Không phải vùi đầu dùi mài kinh sử, không phải tốn tiền bạc để học nghề mà chỉ thông qua chỉ dẫn từ một người em kết nghĩ. Đó là thầy Cao Cường - một nhiếp ảnh gia lừng danh ở Hà Nội thời bấy giờ.
Bác Bình kể, ngày đó tuy lớn tuổi hơn nhưng bác rất kính nể thầy Cao Cường, không chỉ vì thầy có tài chụp ảnh nổi tiếng ở đất Hà thành mà còn vì thầy tận tâm hướng dẫn học nghề. Từ sự tò mò đến tình yêu nghề cháy bỏng, bác Bình quyết định dồn số tiền tích góp được để mua một chiếc máy ảnh hiệu Zenit của Liên Xô cũ để dạo quanh hồ kiếm sống.
Dố người có máy ảnh cá nhân ngày đó còn rất hiếm và chủ yếu là máy đời cũ của Liên Xô và Mỹ nên chất lượng ảnh không thật sự tốt. Nhưng lạ thay, ai đặt chân tới Thủ đô cũng muốn ghi lại một vài khoảnh khắc với những dấu ấn còn lại của lịch sử.
Nhận thấy nghề nhiếp ảnh vừa sang trọng lại hấp dẫn với khả năng “bấm máy ra tiền,” nhiều người cũng tìm đến xin theo thầy Cường học nghề. Từ đó “nghiệp đoàn nhiếp ảnh bờ Hồ” ra đời với gần 100 thành viên, phát triển và tồn tại cho tới ngày nay.
“Nghề nhiếp ảnh ngày đó có giá lắm, cứ vác máy ra hồ là có tiền. Tính ra một ngày bác cũng kiếm được trên dưới 100.000 đồng, chỉ hơn tuần là mua được chiếc xe đạp Phượng hoàng loại xịn,” bác Bình vui vẻ nói.
Đặc biệt hơn, cũng nhờ nghề nhiếp ảnh mà vợ chồng bác Bình đã đến được với nhau, có điều kiện lo cho con cái học hành đến nơi, tới chốn.
Còn lại ảnh… “rao”
Thấm thoắt đã 21 năm kể từ ngày người học trò đầu tiên của thầy Cường theo học nghề nhiếp ảnh dạo, cũng từng ấy thời gian cái nghề ảnh dạo có những sự đổi thay.
Gần chục năm trở lại đây, người dân cũng đã có điều kiện sắm cho mình chiếc máy ảnh du lịch hay máy ảnh có ống kính hiện đại, đồng nghĩa với việc nghề nhiếp ảnh dạo đã không còn "độc quyền.”
Theo bác Nguyễn Lâm, một nhiếp ảnh dạo có thâm niên tại bờ hồ, những năm 90 của thế kỷ trước giá rửa một bức ảnh là 5.000 đồng, người chụp lãi khoảng 3.000 đồng. Với số tiền ấy, mỗi ngày bác cũng kiếm được tiền trăm. Còn hiện nay rửa một tấm hình cỡ 13cm x 18cm giá 20.000 đồng chỉ lãi được 4.000 đến 6.000 đồng nhưng phải rao mời đến khản cả cổ họng.
“Nhìn cánh nhiếp ảnh dạo ăn mặc bảnh bao, đeo máy ảnh hiện đại, nhiều người cứ tưởng sướng lắm. Nhưng ít ai hiểu được cái nghề này cũng chả khác gì mấy ông đi câu cá ngoài sông, chỉ biết trông chờ vào sự may rủi,” bác Lâm bộc bạch.
Tuy rằng, nhờ nghề nhiếp ảnh dạo mà nhiều cặp đôi đã đến với nhau, sống hạnh phúc, nhưng cũng có những trường hợp vợ chồng chia ly vì cái gọi là “hy sinh vì niềm đam mê nghệ thuật."
Lớp trẻ cũng không mặn mà với nghề. Con trai của bác Lâm là một ví dụ. Thuở nhỏ anh đã từng dầm mưa dãi nắng theo bố học nghề, nhưng niềm đam mê ở anh lại phai nhạt dần, chỉ vì cái thực tế phũ phàng “sắm máy ảnh tiền đô đi thu từng đồng bạc lẻ, đến bao giờ mới sống khỏe với nghề.”
"Lớp trẻ bây giờ không còn mặn mà tới nghề nhiếp ảnh dạo cũng hợp lý. Làm nghề cũng chỉ vì kiếm miếng cơm manh áo, nhưng lang thang cả ngày chỉ biết trông chờ vào sự may rủi. Cứ tình trạng này, nghề nhiếp ảnh dạo rồi cũng không tồn tại được," bác Lâm lo ngại
Lẫn trong bóng chiều nhá nhem, những cơn gió thì thào xen lẫn tiếng ồn ào của dòng xe cộ qua lại, những người thợ nhiếp ảnh như bác Bình, bác Lâm vẫn lặng lẽ nép mình dưới những gốc cây liễu, gợi lại ký ức về những ngày huy hoàng xa xưa của nghề./.
Hùng Võ (Vietnam+)