Tết đến ai cũng muốn về quê quây quần với người thân sau một năm làm việc. Thế nhưng có những người đã mấy năm nay phải đón Giao thừa xa nhà vì nhiều lý do khác nhau.
Rộn ràng đón Tết tại nơi làm việc
Anh Nguyễn Văn Long, bảo vệ tại một công trình xây dựng đang dang dở ngậm ngùi nói: “Nhà mình cách đây có hơn 10km nhưng ca trực của mình lại vào đúng đêm 30 và ngày mùng 1 nên đành phải đón năm mới tại công trình.”
Nhóm bảo vệ của anh Long có 4 anh em cùng ca trực. Để bù đắp sự thiệt thòi vì không được đón Tết ở nhà, mấy anh em chuẩn bị khá chu đáo cho ngày Tết sắp tới.
Mỗi người đóng góp 100-200 nghìn đồng, mua bánh kẹo, bia, bánh chưng… để cùng liên hoan trong đên Giao thừa. "Nhưng quan trọng nhất là phải có cành đào, dù là nhỏ nhưng không thể thiếu được,” anh Long khẳng định.
Cũng như mọi người, cách Tết vài ngày, nhóm anh Long đã đi mua sắm rất rộn ràng, chuẩn bị từ đồ ăn thức uống cho đến những thứ để treo lên cành đào Tết. Anh Long tâm sự: “Cả năm mới có được cái Tết, không về được nhà với gia đình thì tổ chức tại đây.”
Anh Xuân, quê ở Thanh Hóa, cũng phải trực đêm một mình tại công ty. “Kíp trực của mình đêm 30 và sáng ngày mùng 1, chiều mới được về. Nhưng nhà xa và đầu năm cũng không có xe chạy nên chắc sáng mùng hai mới mới được về với gia đình.”
Không chuẩn bị chu đáo như nhóm anh Long, anh Xuân chỉ “mua chiếc bánh chưng với khoanh giò để thăm hướng thần tài trong đêm Giao thừa, chứ ngồi một mình buồn cũng chả muốn ăn uống gì cả….”
Trong số những người trẻ đón Tết xa nhà, công nhân chiếm phần lớn. Quê ở Kỳ Anh, Hà Tĩnh, nhưng 3 năm nay, Nguyễn Thu Thủy luôn đón Tết trên đất Hà Nội, và năm nay cũng vậy.
Ra Hà Nội làm việc tại khu công nghiệp Nam Thăng Long được 4 năm, chỉ năm đầu tiên là Thủy về quê ăn Tết, những năm khác đều ở lại nhà trọ đón Xuân. Thủy giãi bày: “Tiền lương thấp, thưởng Tết cũng chả đáng bao nhiêu, tiền tàu xe về quê rất tốn kém nên chỉ gửi tiền về cho bố mẹ, còn mình ở lại.”
Gia đình của Thủy rất khó khăn, bố là thương binh, mẹ làm ruộng nên kinh tế gia đình khá hạn hẹp. Chính vì thế mà “ở lại đây rất buồn nhưng có tiền gửi về cho gia đình phụ giúp bố mẹ cũng cảm thấy thoải mái,” Thủy tâm sự.
Sinh viên không có tiền về quê ăn Tết
Không giống như những lao động do bận công việc nên không thể về quê ăn Tết, một số sinh viên của các đại học phải ngậm ngùi đón Tết tại trường vì... không có tiền (!?)
Em Bùi Thị Hoa quê ở Quảng Ngãi đang theo học tại Đại học Quốc gia Hà Nội, do điều kiện kinh tế khó khăn nên không đủ tiền để về quê khi Tết đến. Hoa buồn rầu: “Tiền tàu xe về quê em ngày thường cũng vài trăm, Tết đến giá tăng lên gấp mấy lần nên em không đủ tiền. Nhà em ở nông thôn nên kinh tế khó khăn, em đành ở đây ăn Tết vậy.”
Năm nay bước sang tuổi 19, lần đầu tiên ăn Tết xa nhà, Hoa chưa biết cảm giác như thế nào nhưng em cũng lờ mờ hình dung được “chắc là buồn lắm lắm!”.
Theo Hoa, có rất nhiều bạn sinh viên do nhà ở quá xa nên cũng ở lại ăn Tết ở trường.
Với Phạm Thanh Trường, quê ở Lâm Đồng, sinh viên năm 4 đại học Công nghiệp Hà Nội, đây là lần thứ 2 ăn Tết ở trường. Học năm thứ nhất phải ở lại trường dịp Tết vì không có tiền. Năm nay do nhu cầu của việc học tập và cũng do điều kiện kinh tế không cho phép nên Trường lại lần thứ 2 đón tết tại Thủ đô.
Cùng ở với Trường còn có hai bạn nữa. Cũng xa nhà và cùng cảnh khó khăn./.
Rộn ràng đón Tết tại nơi làm việc
Anh Nguyễn Văn Long, bảo vệ tại một công trình xây dựng đang dang dở ngậm ngùi nói: “Nhà mình cách đây có hơn 10km nhưng ca trực của mình lại vào đúng đêm 30 và ngày mùng 1 nên đành phải đón năm mới tại công trình.”
Nhóm bảo vệ của anh Long có 4 anh em cùng ca trực. Để bù đắp sự thiệt thòi vì không được đón Tết ở nhà, mấy anh em chuẩn bị khá chu đáo cho ngày Tết sắp tới.
Mỗi người đóng góp 100-200 nghìn đồng, mua bánh kẹo, bia, bánh chưng… để cùng liên hoan trong đên Giao thừa. "Nhưng quan trọng nhất là phải có cành đào, dù là nhỏ nhưng không thể thiếu được,” anh Long khẳng định.
Cũng như mọi người, cách Tết vài ngày, nhóm anh Long đã đi mua sắm rất rộn ràng, chuẩn bị từ đồ ăn thức uống cho đến những thứ để treo lên cành đào Tết. Anh Long tâm sự: “Cả năm mới có được cái Tết, không về được nhà với gia đình thì tổ chức tại đây.”
Anh Xuân, quê ở Thanh Hóa, cũng phải trực đêm một mình tại công ty. “Kíp trực của mình đêm 30 và sáng ngày mùng 1, chiều mới được về. Nhưng nhà xa và đầu năm cũng không có xe chạy nên chắc sáng mùng hai mới mới được về với gia đình.”
Không chuẩn bị chu đáo như nhóm anh Long, anh Xuân chỉ “mua chiếc bánh chưng với khoanh giò để thăm hướng thần tài trong đêm Giao thừa, chứ ngồi một mình buồn cũng chả muốn ăn uống gì cả….”
Trong số những người trẻ đón Tết xa nhà, công nhân chiếm phần lớn. Quê ở Kỳ Anh, Hà Tĩnh, nhưng 3 năm nay, Nguyễn Thu Thủy luôn đón Tết trên đất Hà Nội, và năm nay cũng vậy.
Ra Hà Nội làm việc tại khu công nghiệp Nam Thăng Long được 4 năm, chỉ năm đầu tiên là Thủy về quê ăn Tết, những năm khác đều ở lại nhà trọ đón Xuân. Thủy giãi bày: “Tiền lương thấp, thưởng Tết cũng chả đáng bao nhiêu, tiền tàu xe về quê rất tốn kém nên chỉ gửi tiền về cho bố mẹ, còn mình ở lại.”
Gia đình của Thủy rất khó khăn, bố là thương binh, mẹ làm ruộng nên kinh tế gia đình khá hạn hẹp. Chính vì thế mà “ở lại đây rất buồn nhưng có tiền gửi về cho gia đình phụ giúp bố mẹ cũng cảm thấy thoải mái,” Thủy tâm sự.
Sinh viên không có tiền về quê ăn Tết
Không giống như những lao động do bận công việc nên không thể về quê ăn Tết, một số sinh viên của các đại học phải ngậm ngùi đón Tết tại trường vì... không có tiền (!?)
Em Bùi Thị Hoa quê ở Quảng Ngãi đang theo học tại Đại học Quốc gia Hà Nội, do điều kiện kinh tế khó khăn nên không đủ tiền để về quê khi Tết đến. Hoa buồn rầu: “Tiền tàu xe về quê em ngày thường cũng vài trăm, Tết đến giá tăng lên gấp mấy lần nên em không đủ tiền. Nhà em ở nông thôn nên kinh tế khó khăn, em đành ở đây ăn Tết vậy.”
Năm nay bước sang tuổi 19, lần đầu tiên ăn Tết xa nhà, Hoa chưa biết cảm giác như thế nào nhưng em cũng lờ mờ hình dung được “chắc là buồn lắm lắm!”.
Theo Hoa, có rất nhiều bạn sinh viên do nhà ở quá xa nên cũng ở lại ăn Tết ở trường.
Với Phạm Thanh Trường, quê ở Lâm Đồng, sinh viên năm 4 đại học Công nghiệp Hà Nội, đây là lần thứ 2 ăn Tết ở trường. Học năm thứ nhất phải ở lại trường dịp Tết vì không có tiền. Năm nay do nhu cầu của việc học tập và cũng do điều kiện kinh tế không cho phép nên Trường lại lần thứ 2 đón tết tại Thủ đô.
Cùng ở với Trường còn có hai bạn nữa. Cũng xa nhà và cùng cảnh khó khăn./.
Ngọc Cương (Vietnam+)