Đạt được thỏa thuận khung về chương trình hạt nhân Iran
Ngày 2/4, sau tám ngày thương lượng và mặc cả thâu đêm tại thành phố Lausanne của Thụy Sĩ, Nhóm P5+1 (gồm Mỹ, Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc cùng với Đức) và Iran đã đạt được thỏa thuận khung về chương trình hạt nhân của Tehran.
Thỏa thuận khung quy định Iran sẽ phải cắt giảm 98% lượng urani làm giàu và không sản xuất plutoni trong vòng 15 năm.
Số lượng máy ly tâm của Iran cũng được giảm 2/3, còn 6.000 từ 19.000 máy hiện nay. Tuy nhiên, trong 10 năm tới Iran chỉ được phép sử dụng 5.060 máy ly tâm để làm giàu hạt nhân.
Trong 15 năm tới, Iran đồng ý không xây mới bất kỳ cơ sở làm giàu urani nào, không làm giàu urani quá 3,67% và giảm kho nhiên liệu làm giàu của mình từ 10 tấn xuống còn 300kg. Lượng nguyên liệu hạt nhân dư thừa sẽ phải chuyển ra ngoài đất nước, không loại trừ đến Nga.
Xem thêm tại đây: Iran đòi LHQ dỡ bỏ các nghị quyết về chương trình hạt nhân
Thỏa thuận khung quy định Iran sẽ phải cắt giảm 98% lượng urani làm giàu và không sản xuất plutoni trong vòng 15 năm.
Số lượng máy ly tâm của Iran cũng được giảm 2/3, còn 6.000 từ 19.000 máy hiện nay. Tuy nhiên, trong 10 năm tới Iran chỉ được phép sử dụng 5.060 máy ly tâm để làm giàu hạt nhân.
Trong 15 năm tới, Iran đồng ý không xây mới bất kỳ cơ sở làm giàu urani nào, không làm giàu urani quá 3,67% và giảm kho nhiên liệu làm giàu của mình từ 10 tấn xuống còn 300kg. Lượng nguyên liệu hạt nhân dư thừa sẽ phải chuyển ra ngoài đất nước, không loại trừ đến Nga.
Trưởng đoàn đàm phán của Iran và Nhóm P5+1 tại buổi họp báo sau khi kết thúc đàm phán ở Lausanne. (Nguồn: AFP)
Xem thêm tại đây: Iran đòi LHQ dỡ bỏ các nghị quyết về chương trình hạt nhân
Tấn công đẫm máu vào trường đại học tại Kenya
Ngày 2/4, một nhóm tay súng bịt mặt đã bất ngờ ập vào khuôn viên trường Cao đẳng Garissa thuộc Đại học Moi, ở thị trấn Garissa, phía Đông Bắc Kenya, từ một thánh đường Hồi giáo gần đó. Chúng đã giết hai bảo vệ trường và tấn công vào các khu ký túc xá, nổ súng vào nhóm sinh viên tới hành lễ cầu nguyện buổi sáng tại một thánh đường trong khuôn viên trường kihến 147 người thiệt mạng. Đây là vụ tấn công đẫm máu nhất mà nhóm Hồi giáo cực đoan al-Shabaab của Somalia gây ra trên lãnh thổ Kenya.
Xem thêm tại đây: Kenya bắt đầu thẩm vấn các nghi can tấn công trường học
Quang cảnh vắng vẻ, tang thương ở Garissa sau vụ tấn công và khi lệnh giới nghiêm có hiệu lực. (Nguồn: THX/TTXVN)
Xem thêm tại đây: Kenya bắt đầu thẩm vấn các nghi can tấn công trường học
Phi công phụ của Germanwings cố ý điều khiển máy bay đâm vào núi
Kết quả điều tra chính thức phần nào xác nhận giả thuyết cho rằng cơ phó Lubitz đã chủ ý điều khiển máy bay đâm xuống khu vực thuộc dãy núi Alps với tốc độ 700 km/giờ, khiến anh ta và toàn bộ 149 người khác trên máy bay Airbus A320 thuộc Hãng hàng không Germanwings (Đức) thiệt mạng.
Trong một thông cáo, Trung tâm phân tích và điều tra an toàn hàng không dân dụng của Pháp (BEA) cho hay: “Dữ liệu đầu tiên cho thấy viên cơ phó Andreas Lubitz ở trong buồng lái đã sử dụng chế độ lái tự động để hạ độ cao máy bay này. Sau vài lần hạ độ cao, viên phi công này đã thay đổi chế độ lái tự động để tăng tốc độ bay.”
Trước đó, dữ liệu từ chiếc hộp đen thứ nhất ghi âm các đoạn hội thoại trong buồng lái cho thấy cơ phó Lubitz đã khóa cửa buồng lái không cho cơ trưởng vào, sau đó cố ý cho máy bay Airbus A320 hạ độ cao và đâm vào vùng núi Alps ở miền Nam nước Pháp để tự sát.
Xem thêm tại đây: Toàn cảnh vụ máy bay Airbus A320 đâm vào núi Alps
Trong một thông cáo, Trung tâm phân tích và điều tra an toàn hàng không dân dụng của Pháp (BEA) cho hay: “Dữ liệu đầu tiên cho thấy viên cơ phó Andreas Lubitz ở trong buồng lái đã sử dụng chế độ lái tự động để hạ độ cao máy bay này. Sau vài lần hạ độ cao, viên phi công này đã thay đổi chế độ lái tự động để tăng tốc độ bay.”
Trước đó, dữ liệu từ chiếc hộp đen thứ nhất ghi âm các đoạn hội thoại trong buồng lái cho thấy cơ phó Lubitz đã khóa cửa buồng lái không cho cơ trưởng vào, sau đó cố ý cho máy bay Airbus A320 hạ độ cao và đâm vào vùng núi Alps ở miền Nam nước Pháp để tự sát.
Andreas Lubitz được cho là mắc chứng trầm cảm nặng. (Nguồn: DM)
Xem thêm tại đây: Toàn cảnh vụ máy bay Airbus A320 đâm vào núi Alps
Thái Lan dỡ bỏ tình trạng thiết quân luật, quốc tế lo ngại
Nhà vua Bhumibol Adulyadej đã thông qua đề xuất dỡ bỏ tình trạng thiết quân luật, được áp đặt trên cả nước kể từ cuộc đảo chính hồi tháng 5/2014.
Tháng 5/2014, quân đội Thái Lan áp đặt thiết quân luật trên cả nước đồng thời tuyên bố đảo chính lật đổ chính phủ của Thủ tướng Yingluck Shinawatra sau nhiều tháng biểu tình và bạo lực gây thương vong.
Thiết quân luật cấm tất cả các cuộc tụ tập chính trị và trao cho quân đội những quyền hạn sâu rộng liên quan đến việc bắt giữ và tống giam.
Xem thêm tại đây: Bộ Ngoại giao Mỹ quan ngại việc Thái Lan dỡ bỏ thiết quân luật
Tháng 5/2014, quân đội Thái Lan áp đặt thiết quân luật trên cả nước đồng thời tuyên bố đảo chính lật đổ chính phủ của Thủ tướng Yingluck Shinawatra sau nhiều tháng biểu tình và bạo lực gây thương vong.
Thiết quân luật cấm tất cả các cuộc tụ tập chính trị và trao cho quân đội những quyền hạn sâu rộng liên quan đến việc bắt giữ và tống giam.
Thiết quân luật cấm tất cả các cuộc tụ tập chính trị. (Nguồn: AFP)
Xem thêm tại đây: Bộ Ngoại giao Mỹ quan ngại việc Thái Lan dỡ bỏ thiết quân luật
Nhật Bản trừng phạt Triều Tiên thêm hai năm vì vụ bắt cóc công dân
Nhật Bản quyết định tiếp tục áp dụng lệnh cấm vận thương mại và các biện pháp trừng phạt đơn phương khác nhằm vào Triều Tiên thêm hai năm nữa khi các biện pháp này hết hiệu lực vào ngày 13/4 tới.
Quyết định trên được đưa ra do Nhật Bản không thấy có tiến triển rõ rệt nào trong việc Triều Tiên điều tra lại số phận những công dân Nhật Bản bị bắt cóc vào những năm 70 và 80 của thế kỷ trước.
Các biện pháp trừng phạt mà Chính phủ Nhật Bản gia hạn bao gồm cấm các tàu đăng ký Triều Tiên cập cảng Nhật Bản, ngoại trừ phục vụ các mục đích nhân đạo, và các chuyến bay thuê giữa hai nước.
Xem thêm tại đây: Nhật Bản quyết định gia hạn trừng phạt Triều Tiên thêm 2 năm
Quyết định trên được đưa ra do Nhật Bản không thấy có tiến triển rõ rệt nào trong việc Triều Tiên điều tra lại số phận những công dân Nhật Bản bị bắt cóc vào những năm 70 và 80 của thế kỷ trước.
Các biện pháp trừng phạt mà Chính phủ Nhật Bản gia hạn bao gồm cấm các tàu đăng ký Triều Tiên cập cảng Nhật Bản, ngoại trừ phục vụ các mục đích nhân đạo, và các chuyến bay thuê giữa hai nước.
Danh sách 17 công dân Nhật Bản được cho đã bị Triều Tiên bắt cóc. (Nguồn: scmp.com)
Xem thêm tại đây: Nhật Bản quyết định gia hạn trừng phạt Triều Tiên thêm 2 năm
Thuyền trưởng mắc lỗi, tàu đánh cá Nga chìm với hơn 130 người
Tàu BAMT Dalniy Vostok bị chìm vào khoảng 8 giờ 30 phút sáng 2/4 giờ Kamchatka (23 giờ 30 phút ngày 1/4 giờ Moskva) trên Biển Okhotsk tại địa điểm cách Magadan 300km.
Trên tàu có hơn 130 người trong đó có 76 công dân Nga, hơn 50 cố vấn nước ngoài gồm 5 công dân Vanuatu, 42 người Myanmar, 3 người Latvia và 4 người Ukraine.
Tính đến 4 giờ 45 phút giờ Moskva ngày 2/4, lực lượng cứu hộ đã vớt được 54 thi thể, 64 thủy thủ được cứu thoát. Số phận của 15 thủy thủ vẫn chưa rõ.
Công ty Magellan mới sở hữu Dalniy Vostok không lâu và trước đó đã kiểm tra kỹ thuật toàn bộ con tàu.
Xem thêm tại đây: Tàu đánh cá Viễn Đông của Nga bị đắm: Lỗi do thuyền trưởng
Trên tàu có hơn 130 người trong đó có 76 công dân Nga, hơn 50 cố vấn nước ngoài gồm 5 công dân Vanuatu, 42 người Myanmar, 3 người Latvia và 4 người Ukraine.
Tính đến 4 giờ 45 phút giờ Moskva ngày 2/4, lực lượng cứu hộ đã vớt được 54 thi thể, 64 thủy thủ được cứu thoát. Số phận của 15 thủy thủ vẫn chưa rõ.
Công ty Magellan mới sở hữu Dalniy Vostok không lâu và trước đó đã kiểm tra kỹ thuật toàn bộ con tàu.
Tàu BAMT Dalniy Vostok. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Xem thêm tại đây: Tàu đánh cá Viễn Đông của Nga bị đắm: Lỗi do thuyền trưởng
Anh khởi động chiến dịch tranh cử với nhiều nguy cơ "quốc hội treo"
Chiến dịch tranh cử đã chính thức bắt đầu tại Vương quốc Anh sau thủ tục Quốc hội giải thể từ 0 giờ ngày 30/3.
Chiến dịch tranh cử tại Anh bắt đầu giữa lúc các cuộc thăm dò dư luận mới nhất cho thấy tỷ lệ ủng hộ giữa hai đảng Bảo thủ và Công đảng gần như ngang bằng nhau và nhiều nguy cơ nước Anh sẽ lại rơi vào tình thế "quốc hội treo" sau cuộc tổng tuyển cử sẽ diễn ra ngày 7/5.
Xem thêm tại đây: Bầu cử ở Anh: Lãnh đạo 7 chính đảng tranh luận trên truyền hình
Chiến dịch tranh cử tại Anh bắt đầu giữa lúc các cuộc thăm dò dư luận mới nhất cho thấy tỷ lệ ủng hộ giữa hai đảng Bảo thủ và Công đảng gần như ngang bằng nhau và nhiều nguy cơ nước Anh sẽ lại rơi vào tình thế "quốc hội treo" sau cuộc tổng tuyển cử sẽ diễn ra ngày 7/5.
Thủ tướng David Cameron. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Xem thêm tại đây: Bầu cử ở Anh: Lãnh đạo 7 chính đảng tranh luận trên truyền hình
"Cụ tổ" loài người không phải như chúng ta vẫn nhầm tưởng
Ngày 2/4, tại Đại học Witwatersrand ở thành phố Johannesburg, các nhà nghiên cứu Nam Phi, Mỹ, Canada và Pháp đã công bố công trình nghiên cứu mới cho thấy người vượn Chân nhỏ có niên đại 3,67 triệu năm, già hơn cả Lucy vốn được coi là cụ tổ của loài người.
Bằng phương pháp đo mức độ nhôm và beryllium trong lớp đá bao quanh hóa thạch, nhóm nghiên cứu quốc tế nói trên đi đến kết luận rằng tuổi của người Chân nhỏ là 3,67 triệu năm, già hơn khoảng nửa triệu năm so với Lucy, một nữ vượn nhân được phát hiện tại Ethiopia vào năm 1974 và cho đến gần đây vẫn được coi là cụ tổ của loài người.
Được phát hiện vào những năm 1994-1998 trong hệ thống hang động Sterkfontein, khu vực được coi là "Cái nôi của nhân loại," người vượn Chân nhỏ (Little Foot) thoạt đầu được cho là đã từng sinh sống cách đây khoảng bốn triệu năm.
Xem thêm tại đây: Công bố phát hiện khảo cổ mới về nguồn gốc cụ tổ của loài người
Bằng phương pháp đo mức độ nhôm và beryllium trong lớp đá bao quanh hóa thạch, nhóm nghiên cứu quốc tế nói trên đi đến kết luận rằng tuổi của người Chân nhỏ là 3,67 triệu năm, già hơn khoảng nửa triệu năm so với Lucy, một nữ vượn nhân được phát hiện tại Ethiopia vào năm 1974 và cho đến gần đây vẫn được coi là cụ tổ của loài người.
Được phát hiện vào những năm 1994-1998 trong hệ thống hang động Sterkfontein, khu vực được coi là "Cái nôi của nhân loại," người vượn Chân nhỏ (Little Foot) thoạt đầu được cho là đã từng sinh sống cách đây khoảng bốn triệu năm.
Ảnh minh họa. (Nguồn: lightmediation.net)
Xem thêm tại đây: Công bố phát hiện khảo cổ mới về nguồn gốc cụ tổ của loài người
Cuba xóa bỏ thành công lây nhiễm virus HIV từ mẹ sang con
Cuba đã trở thành nước đầu tiên trên thế giới được đề nghị công nhận xóa bỏ thành công lây nhiễm giang mai và HIV qua đường từ mẹ sang con.
Theo quy định của WHO, một nước được công nhận loại bỏ được truyền nhiễm giang mai từ mẹ sang con nếu hạn chế được tỷ lệ trẻ sơ sinh mắc bệnh dưới 0,05% trên tổng số các bà mẹ mắc bệnh này.
Đối với trường hợp HIV, tỷ lệ trẻ nhiễm virus này phải ít hơn 2% trong số các bà mẹ mang virus chết người này.
Ngoài ra còn có một số tiêu chí về thông tin thống kê và cảnh báo về nguy cơ của các loại bệnh này. Cuba đã thỏa mãn tất cả các tiêu chí này.
Xem thêm tại đây: Cuba xóa bỏ thành công lây nhiễm virus HIV từ mẹ sang con
Theo quy định của WHO, một nước được công nhận loại bỏ được truyền nhiễm giang mai từ mẹ sang con nếu hạn chế được tỷ lệ trẻ sơ sinh mắc bệnh dưới 0,05% trên tổng số các bà mẹ mắc bệnh này.
Đối với trường hợp HIV, tỷ lệ trẻ nhiễm virus này phải ít hơn 2% trong số các bà mẹ mang virus chết người này.
Ngoài ra còn có một số tiêu chí về thông tin thống kê và cảnh báo về nguy cơ của các loại bệnh này. Cuba đã thỏa mãn tất cả các tiêu chí này.
Ảnh chỉ có tính minh họa. (Nguồn: wrvo.org)
Xem thêm tại đây: Cuba xóa bỏ thành công lây nhiễm virus HIV từ mẹ sang con
Cựu Bộ trưởng Công an Trung Quốc Chu Vĩnh Khang bị buộc tội
Tân Hoa xã ngày 3/4 đưa tin cựu Bộ trưởng Công an Trung Quốc Chu Vĩnh Khang đã bị buộc tội nhận hối lộ, lạm quyền và để lộ bí mật quốc gia.
Như vậy, ông Chu Vĩnh Khang - nguyên Ủy viên thường vụ Bộ Chính trị kiêm Bí thư Chính pháp Trung ương - là quan chức cấp cao nhất của Trung Quốc bị đưa ra xét xử kể từ những năm 1980 cho đến nay.
Trước đó, Chính phủ Trung Quốc đã chuyển vụ án tham nhũng của ông Chu Vĩnh Khang sang cho “các cơ quan pháp luật,” mở đường cho việc xét xử ông này.
Ông Chu Vĩnh Khang trong phiên khai mạc kỳ họp Quốc hội ở thủ đô Bắc Kinh ngày 5/3/2012. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Xem thêm tại đây: Ông Chu Vĩnh Khang bị buộc tội nhận hối lộ và lộ bí mật quốc gia
(Vietnam+)