Trước đó, trong một lần trao đổi với phóng viên VietnamPlus, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Phan Tâm cho hay năm năm 2016 sẽ là năm khởi đầu tốt đẹp cho LTE và năm 2017 sẽ là năm phát triển mạnh mẽ.
Trong một động thái liên quan, Viettel cho biết đã sản xuất thành công thiết bị thu phát sóng 4G. Và, thiết bị này đã được thử nghiệm thành công tại Vũng Tàu và hiện đang triển khai trên toàn quốc.
Ngay sau đó, các đơn vị đã tổ chức thanh tra, kiểm tra chéo. Kết quả đã phát hiện ra hơn 12 triệu thuê bao có dấu hiệu kích hoạt sẵn. Các nhà mạng cũng đã khóa tài khoản với hơn 10,7 triệu thuê bao.
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn nhấn mạnh đây không phải là đợt làm phong trào. Ông cũng yêu cầu cơ quan chức năng của bộ, nhà mạng thực hiện kiểm tra liên tục, làm lành mạnh thị trường viễn thông, giảm tin nhắn rác.
Từ vụ việc này, các nhà mạng cũng đã “trảm” các đối tác cung cấp dịch vụ cho Sam Media trên mạng của mình cũng như rà soát lại các công ty nội dung có những việc làm sai quy định. Nhiều khách hàng cũng lên tiếng “tố cáo” nhà mạng tự kích hoạt dịch vụ cho điện thoại của mình.
Sau khi VietnamPlus đăng tải các bài viết phản ánh những bức xúc của thuê bao, các nhà mạng cam kết sẽ rà soát, kiểm tra các đối tác cung cấp nội dung và xử lý nghiêm với các sai phạm.
Chi tiết của thương vụ không được tiết lộ, tới tháng 4, thương hiệu AVG được đổi thành MobiTV và tới cuối năm, nhiều nguồn tin cho biết MobiFone đã phải bỏ ra 8.890 tỷ đồng cho việc sở hữu 95% cổ phần AVG.
Tới tháng Tám, Chính phủ đã ra văn bản yêu cầu Thanh tra Chính phủ phối hợp với các bên liên quan khẩn trương tiến hành thanh tra toàn diện dự án MobiFone AVG.
Nhà chức trách cho biết đã có thời gian chuẩn bị khá dài cũng như tính tới nhiều phương án giảm thiểu tác động không mong muốn cho người dùng. Thực tế cũng cho thấy, việc quy hoạch lại mã vùng là cần thiết trước sự phát triển bùng nổ của IoT trong khi số lượng thuê bao cố định liên tục sụt giảm.
Bên cạnh đó, khi chuyển đổi từ 63 vùng cước hiện nay sẽ chỉ còn 10 vùng cước. Khi đó, các cuộc gọi trong cùng nhóm mã vùng sẽ chỉ phải trả cước nội hạt thay vì trả cước liên tỉnh như hiện nay.
Có thể kể ra đây như tháng Ba, tháng Sáu, tuyến cáp này được bảo trì. Tới tháng Tám, tuyến cáp này lại bị đứt.
Để giảm bớt sự lệ thuộc vào AAG, các doanh nghiệp viễn thông trong nước như VNPT, Viettel, FPT... đã đầu tư, gia tăng dung lượng từ các tuyến cáp khác. Ví dụ như APG (Asia Pacific Gateway) sắp đi vào hoạt động, với khả năng cung cấp băng thông tối đa lên tới 54 Tbps, cao gấp 20 lần so với tuyến AAG...