Ngày 18/11, Đại sứ quán Việt Nam tại Thụy Sĩ đã tổ chức cuộc gặp mặt mở rộng với các đại diện Hội người Việt Nam tại Thụy Sĩ đồng thời cũng là dịp để tân Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Nguyễn Thế Phiệt tại Bern gặp gỡ, trao đổi với bà con Việt kiều.
Đại sứ Nguyễn Thế Phiệt nhấn mạnh đây là cuộc gặp gỡ trong phạm vi giới hạn với những Việt kiều có nhiều đóng góp cho phong trào hoạt động của Hội người Việt Nam tại Thụy Sĩ, những nhà ngoại giao nhân dân với vai trò cầu nối tích cực và hiệu quả trong quan hệ Việt Nam-Thụy Sĩ, giúp tăng cường quan hệ trong tất cả các lĩnh vực từ chính trị, kinh tế, văn hóa giữa hai nước.
Trả lời phỏng vấn phóng viên, bà Ngọc-Dung Moser, Tổng thư ký đại diện Ban chấp hành Hội người Việt Nam tại Thụy Sĩ cho biết được thành lập vào ngày 24/04/2010 tại Bern nhằm tập hợp những người Việt Nam đang sinh sống và làm việc tại Thụy Sĩ, tạo môi trường thuận lợi để hợp tác trao đổi thông tin giữa các hội viên. Qua đó thúc đẩy hơn nữa mối quan hệ giao lưu, hợp tác trên nhiều lĩnh vực như kinh tế, thương mại, đầu tư, khoa học kỹ thuật, giáo dục, dịch vụ văn hóa du lịch... nhằm mở rộng tầm hoạt động của hội viên trong môi trường sở tại cũng như góp phần vào việc xây dựng phát triển kinh tế tại quê hương.
Hiện tại, số lượng Việt kiều đang sinh sống tại Thụy Sĩ khoảng 8.000 người, có mặt ở hầu hết các bang, nhưng tập trung đông ở các thành phố lớn như Geneva, Zurich, Bern, Basel, Lausanne, Luzren và Fribourg. Nhìn chung, cộng đồng người Việt hòa nhập tốt với xã hội Thụy Sĩ, chấp hành tốt luật pháp, được chính quyền sở tại đánh giá cao.
Bà Huynh Denise Dung, Phó chủ tịch Hội người Việt Nam tại Thụy Sĩ cho biết thêm hội luôn hướng tới mục tiêu bảo vệ quyền lợi và đem lại lợi ích cho cộng đồng người Việt tại đây, hỗ trợ người Việt tại Thụy Sĩ trong quá trình hòa nhập song song với việc duy trì và phát huy bản sắc văn hóa Việt Nam. Riêng bản thân, bà Huynh Denise Dung rất mong muốn dẫn dắt và tạo cơ hội cho thế hệ trẻ ở Thụy Sĩ hướng về quê hương, lôi kéo lớp trẻ tham gia vào các sinh hoạt cộng đồng để hiểu rõ hơn về những truyền thống tốt đẹp của con người và đất nước Việt Nam.
Trước đó, tân Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Nguyễn Trung Thành, Trưởng Phái đoàn Việt Nam bên cạnh Liên hợp quốc, Tổ chức Thương mại Thế giới và các tổ chức quốc tế khác tại Geneva cũng đã tổ chức gặp mặt Việt kiều với sự tham gia của hơn 200 bà con Việt kiều đang làm việc và sinh sống tại Thụy Sĩ. Người Việt Nam ở nước ngoài nói chung là bộ phận không tách rời và là một nguồn lực của cộng đồng dân tộc Việt Nam. Trong bối cảnh đó, cộng đồng người Việt đang sinh sống và làm việc tại Thụy Sĩ là nhân tố quan trọng góp phần tăng cường quan hệ hợp tác, hữu nghị giữa Việt Nam và Thụy Sĩ.
Tâm sự với phóng viên, chị Quách Thị Bích Loan, một Việt kiều tại Thụy Sĩ cho biết chị rất gắn bó với Phái đoàn và mỗi khi có dịp đều cố gắng đến Phái đoàn để chia sẻ tình cảm với những anh chị em tại đây để vơi đi nỗi nhớ quê hương đất nước.
Cảm giác thiêng liêng của sông núi nước non Tổ Quốc khi được thắp nén nhang trước bàn thờ Tổ quốc, bàn thờ Bác Hồ, Phái đoàn đã trở thành ngôi nhà chung hội tụ các gia đình Việt kiều, gắn bó bà con hướng trở về cội nguồn nơi quê cha đất tổ.
Chị Loan hiện là dược sĩ và đang điều hành một cửa hàng thuốc khá lớn, sử dụng một số nhân công nước ngoài, chủ yếu là người Thụy Sĩ. Dược phẩm là một trong những lĩnh vực rất phát triển và có uy tín của Thụy Sĩ và chị đã học được cách điều chế thuốc, tạo ra những loại thuốc phù hợp với người Việt Nam.
Chị Loan mong muốn được trở về Việt Nam để phát triển ngành dược ở nước nhà. Cuộc sống và công việc của chị ở đây rất ổn định, nhưng chị vẫn mong muốn được trở về Việt Nam, góp một phần công sức nhỏ bé để phục vụ cộng đồng, xây dựng quê hương đất nước ngày một mạnh hơn. Chị hiểu điều đó chỉ có thể làm được bởi sự nỗ lực - của cá nhân từng người dân Việt Nam, từng người Việt Kiều như chị./.
Đại sứ Nguyễn Thế Phiệt nhấn mạnh đây là cuộc gặp gỡ trong phạm vi giới hạn với những Việt kiều có nhiều đóng góp cho phong trào hoạt động của Hội người Việt Nam tại Thụy Sĩ, những nhà ngoại giao nhân dân với vai trò cầu nối tích cực và hiệu quả trong quan hệ Việt Nam-Thụy Sĩ, giúp tăng cường quan hệ trong tất cả các lĩnh vực từ chính trị, kinh tế, văn hóa giữa hai nước.
Trả lời phỏng vấn phóng viên, bà Ngọc-Dung Moser, Tổng thư ký đại diện Ban chấp hành Hội người Việt Nam tại Thụy Sĩ cho biết được thành lập vào ngày 24/04/2010 tại Bern nhằm tập hợp những người Việt Nam đang sinh sống và làm việc tại Thụy Sĩ, tạo môi trường thuận lợi để hợp tác trao đổi thông tin giữa các hội viên. Qua đó thúc đẩy hơn nữa mối quan hệ giao lưu, hợp tác trên nhiều lĩnh vực như kinh tế, thương mại, đầu tư, khoa học kỹ thuật, giáo dục, dịch vụ văn hóa du lịch... nhằm mở rộng tầm hoạt động của hội viên trong môi trường sở tại cũng như góp phần vào việc xây dựng phát triển kinh tế tại quê hương.
Hiện tại, số lượng Việt kiều đang sinh sống tại Thụy Sĩ khoảng 8.000 người, có mặt ở hầu hết các bang, nhưng tập trung đông ở các thành phố lớn như Geneva, Zurich, Bern, Basel, Lausanne, Luzren và Fribourg. Nhìn chung, cộng đồng người Việt hòa nhập tốt với xã hội Thụy Sĩ, chấp hành tốt luật pháp, được chính quyền sở tại đánh giá cao.
Bà Huynh Denise Dung, Phó chủ tịch Hội người Việt Nam tại Thụy Sĩ cho biết thêm hội luôn hướng tới mục tiêu bảo vệ quyền lợi và đem lại lợi ích cho cộng đồng người Việt tại đây, hỗ trợ người Việt tại Thụy Sĩ trong quá trình hòa nhập song song với việc duy trì và phát huy bản sắc văn hóa Việt Nam. Riêng bản thân, bà Huynh Denise Dung rất mong muốn dẫn dắt và tạo cơ hội cho thế hệ trẻ ở Thụy Sĩ hướng về quê hương, lôi kéo lớp trẻ tham gia vào các sinh hoạt cộng đồng để hiểu rõ hơn về những truyền thống tốt đẹp của con người và đất nước Việt Nam.
Trước đó, tân Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Nguyễn Trung Thành, Trưởng Phái đoàn Việt Nam bên cạnh Liên hợp quốc, Tổ chức Thương mại Thế giới và các tổ chức quốc tế khác tại Geneva cũng đã tổ chức gặp mặt Việt kiều với sự tham gia của hơn 200 bà con Việt kiều đang làm việc và sinh sống tại Thụy Sĩ. Người Việt Nam ở nước ngoài nói chung là bộ phận không tách rời và là một nguồn lực của cộng đồng dân tộc Việt Nam. Trong bối cảnh đó, cộng đồng người Việt đang sinh sống và làm việc tại Thụy Sĩ là nhân tố quan trọng góp phần tăng cường quan hệ hợp tác, hữu nghị giữa Việt Nam và Thụy Sĩ.
Tâm sự với phóng viên, chị Quách Thị Bích Loan, một Việt kiều tại Thụy Sĩ cho biết chị rất gắn bó với Phái đoàn và mỗi khi có dịp đều cố gắng đến Phái đoàn để chia sẻ tình cảm với những anh chị em tại đây để vơi đi nỗi nhớ quê hương đất nước.
Cảm giác thiêng liêng của sông núi nước non Tổ Quốc khi được thắp nén nhang trước bàn thờ Tổ quốc, bàn thờ Bác Hồ, Phái đoàn đã trở thành ngôi nhà chung hội tụ các gia đình Việt kiều, gắn bó bà con hướng trở về cội nguồn nơi quê cha đất tổ.
Chị Loan hiện là dược sĩ và đang điều hành một cửa hàng thuốc khá lớn, sử dụng một số nhân công nước ngoài, chủ yếu là người Thụy Sĩ. Dược phẩm là một trong những lĩnh vực rất phát triển và có uy tín của Thụy Sĩ và chị đã học được cách điều chế thuốc, tạo ra những loại thuốc phù hợp với người Việt Nam.
Chị Loan mong muốn được trở về Việt Nam để phát triển ngành dược ở nước nhà. Cuộc sống và công việc của chị ở đây rất ổn định, nhưng chị vẫn mong muốn được trở về Việt Nam, góp một phần công sức nhỏ bé để phục vụ cộng đồng, xây dựng quê hương đất nước ngày một mạnh hơn. Chị hiểu điều đó chỉ có thể làm được bởi sự nỗ lực - của cá nhân từng người dân Việt Nam, từng người Việt Kiều như chị./.
Tố Uyên/Geneva (Vietnam+)