Những nội dung khá chuyên sâu xung quanh vấn đề tăng trưởng kinh tế đã được bàn luận tại Hội thảo khoa học: “Kinh tế Việt Nam - Tiềm năng tăng trưởng trung hạn” do Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế Quốc gia (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) tổ chức ngày 18/1, tại Hà Nội.
Yếu tố đầu vào đối với tăng trưởng kinh tế
Phó giáo sư, tiến sỹ Đỗ Văn Thành, Phó Giám đốc Trung tâm Thông tin và Dự báo Kinh tế-Xã hội quốc gia (Trung tâm Thông tin và Dự báo Kinh tế-xã hội Quốc gia), cho biết trong 11 năm qua, nếu so sánh tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam, có thể thấy tốc độ tăng GDP của Việt Nam luôn cao hơn tốc độ tăng GDP trung bình thế giới. Cụ thể, tốc độ tăng GDP của Việt Nam so với các nước Đông Á-Thái Bình Dương luôn đứng mức thứ hai sau Trung Quốc.
Tuy nhiên, trong giai đoạn từ năm 2000-2002, nếu Việt Nam luôn là nước có tỷ lệ lạm phát thấp nhất trong nhóm các nước đang phát triển vùng Đông Á-Thái Bình Dương thì từ giai đoạn năm 2003 đến nay lạm phát của Việt Nam luôn ở mức cao nhất.
Theo các chuyên gia, chúng ta cần phải xem xét đến các yếu tố đầu vào đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam để từ đó tìm ra nguyên nhân và định hướng thực hiện cho giai đoạn tới. Thực tế, năng lực sản xuất của nền kinh tế được xác định từ các yếu tố đầu vào bao gồm vốn, lao động và tổng năng suất các nhân tố.
Thời gian qua, cùng với quá trình dịch chuyển cơ cấu kinh tế, cơ cấu vốn đầu tư theo khu vực kinh tế có sự thay đổi mạnh mẽ. Nếu năm 2000, tỷ trọng khu vực nông-lâm-thủy sản trong tổng vốn đầu tư thực hiện là 13,85% thì đến năm 2010 giảm xuống còn 6,15%. Ngược lại, tỷ trọng vốn đầu tư khu vực dịch vụ tăng dần hàng năm từ mức 46,93% (năm 2000) lên mức 52,56% (2010), trong khi tỷ trọng này ở khu vực công nghiệp-xây dựng luôn dao động trong khoảng 39,23%-41,29%.
Tỷ trọng lao động của khu vực nông-lâm-thủy sản liên tục giảm qua các năm và có sự dịch chuyển sang khu vực công nghiệp-xây dựng và khu vực dịch vụ liên tục tăng qua các năm.
Tuy nhiên, theo giáo sư John FitzGerald, yếu tố tổng năng suất các nhân tố (TFP) rất quan trọng tới nền kinh tế. Theo đó, một nền kinh tế biết cách khai thác nhiều năng lực mỗi lao động thông qua công nghệ, phương tiện sản xuất tốt hơn sẽ dẫn đến sản lượng và thu nhập cao hơn mà không cần phải tăng thêm vốn đầu tư. Thực tế cho thấy, lượng vốn có thể đầu tư mà không phải vay mượn thường có hạn và việc vay mượn vốn nhiều khi có hại cho nền kinh tế.
Trong ngắn hạn sẽ tăng trưởng ở mức trung bình
Theo dự báo của nhóm nghiên cứu Trung tâm Thông tin và Dự báo Kinh tế-Xã hội Quốc gia, với những giả định là kinh tế thế giới tăng trưởng từ 4-4,8% ở giai đoạn 2012-2015, bội chi ngân sách giảm từ 4,9% năm 2011 xuống còn 4,5% vào năm 2015, lạm phát (CPI) năm 2012 sẽ ở mức 1 con số và khoảng 7% vào năm 2012.
Phó giáo sư-tiến sỹ Đỗ Văn Thành đánh giá trong hai năm đầu của giai đoạn 2011-2015, tăng trưởng của nền kinh tế cũng như tăng trưởng của các khu vực kinh tế vẫn ở mức độ tăng trưởng trung bình.
Theo đó, năm 2012 tăng trưởng GDP thực được dự báo chỉ đạt ở mức 6,04%. Những năm tiếp theo của nền kinh tế có thể đạt được mức tăng trưởng cao hơn là 7%, 7,4% và 7,2% tương ứng cho ba năm 2013, 2014 và 2015. Tính trung bình cả giai đoạn, tăng trưởng GDP của nền kinh tế đạt khoảng 6,68%.
Về vốn đầu tư thực hiện trung bình toàn giai đoạn được dự báo là 35,2%, năm có tỷ trọng vốn đầu tư cao nhất là năm 2014 (36%), và trong năm này cũng có tốc độ tăng trưởng GDP cao nhất là 7,4%.
Theo tính toán, tốc độ tăng trưởng trung bình GDP tiềm năng của nền kinh tế và các khu vực nông-lâm-thủy sản, công nghiệp-xây dựng và dịch vụ giai đoạn 2012-2015 tương ứng ở mức 7,79%; 5,93; 8,97% và 8,03%.
Tín hiệu khả quan là tốc độ tăng TFP tiềm năng của nền kinh tế và của khu vực kinh tế đều có xu hướng tăng cao dần trong giai đoạn 2011-2015. Tính chung cả giai đoạn 2011-2015, tốc độ tăng TFP tiềm năng của nền kinh tế, của các khu vực nông-lâm-thủy sản, công nghiệp-xây dựng và dịch vụ được giả định ở mức 2%./.
Yếu tố đầu vào đối với tăng trưởng kinh tế
Phó giáo sư, tiến sỹ Đỗ Văn Thành, Phó Giám đốc Trung tâm Thông tin và Dự báo Kinh tế-Xã hội quốc gia (Trung tâm Thông tin và Dự báo Kinh tế-xã hội Quốc gia), cho biết trong 11 năm qua, nếu so sánh tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam, có thể thấy tốc độ tăng GDP của Việt Nam luôn cao hơn tốc độ tăng GDP trung bình thế giới. Cụ thể, tốc độ tăng GDP của Việt Nam so với các nước Đông Á-Thái Bình Dương luôn đứng mức thứ hai sau Trung Quốc.
Tuy nhiên, trong giai đoạn từ năm 2000-2002, nếu Việt Nam luôn là nước có tỷ lệ lạm phát thấp nhất trong nhóm các nước đang phát triển vùng Đông Á-Thái Bình Dương thì từ giai đoạn năm 2003 đến nay lạm phát của Việt Nam luôn ở mức cao nhất.
Theo các chuyên gia, chúng ta cần phải xem xét đến các yếu tố đầu vào đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam để từ đó tìm ra nguyên nhân và định hướng thực hiện cho giai đoạn tới. Thực tế, năng lực sản xuất của nền kinh tế được xác định từ các yếu tố đầu vào bao gồm vốn, lao động và tổng năng suất các nhân tố.
Thời gian qua, cùng với quá trình dịch chuyển cơ cấu kinh tế, cơ cấu vốn đầu tư theo khu vực kinh tế có sự thay đổi mạnh mẽ. Nếu năm 2000, tỷ trọng khu vực nông-lâm-thủy sản trong tổng vốn đầu tư thực hiện là 13,85% thì đến năm 2010 giảm xuống còn 6,15%. Ngược lại, tỷ trọng vốn đầu tư khu vực dịch vụ tăng dần hàng năm từ mức 46,93% (năm 2000) lên mức 52,56% (2010), trong khi tỷ trọng này ở khu vực công nghiệp-xây dựng luôn dao động trong khoảng 39,23%-41,29%.
Tỷ trọng lao động của khu vực nông-lâm-thủy sản liên tục giảm qua các năm và có sự dịch chuyển sang khu vực công nghiệp-xây dựng và khu vực dịch vụ liên tục tăng qua các năm.
Tuy nhiên, theo giáo sư John FitzGerald, yếu tố tổng năng suất các nhân tố (TFP) rất quan trọng tới nền kinh tế. Theo đó, một nền kinh tế biết cách khai thác nhiều năng lực mỗi lao động thông qua công nghệ, phương tiện sản xuất tốt hơn sẽ dẫn đến sản lượng và thu nhập cao hơn mà không cần phải tăng thêm vốn đầu tư. Thực tế cho thấy, lượng vốn có thể đầu tư mà không phải vay mượn thường có hạn và việc vay mượn vốn nhiều khi có hại cho nền kinh tế.
Trong ngắn hạn sẽ tăng trưởng ở mức trung bình
Theo dự báo của nhóm nghiên cứu Trung tâm Thông tin và Dự báo Kinh tế-Xã hội Quốc gia, với những giả định là kinh tế thế giới tăng trưởng từ 4-4,8% ở giai đoạn 2012-2015, bội chi ngân sách giảm từ 4,9% năm 2011 xuống còn 4,5% vào năm 2015, lạm phát (CPI) năm 2012 sẽ ở mức 1 con số và khoảng 7% vào năm 2012.
Phó giáo sư-tiến sỹ Đỗ Văn Thành đánh giá trong hai năm đầu của giai đoạn 2011-2015, tăng trưởng của nền kinh tế cũng như tăng trưởng của các khu vực kinh tế vẫn ở mức độ tăng trưởng trung bình.
Theo đó, năm 2012 tăng trưởng GDP thực được dự báo chỉ đạt ở mức 6,04%. Những năm tiếp theo của nền kinh tế có thể đạt được mức tăng trưởng cao hơn là 7%, 7,4% và 7,2% tương ứng cho ba năm 2013, 2014 và 2015. Tính trung bình cả giai đoạn, tăng trưởng GDP của nền kinh tế đạt khoảng 6,68%.
Về vốn đầu tư thực hiện trung bình toàn giai đoạn được dự báo là 35,2%, năm có tỷ trọng vốn đầu tư cao nhất là năm 2014 (36%), và trong năm này cũng có tốc độ tăng trưởng GDP cao nhất là 7,4%.
Theo tính toán, tốc độ tăng trưởng trung bình GDP tiềm năng của nền kinh tế và các khu vực nông-lâm-thủy sản, công nghiệp-xây dựng và dịch vụ giai đoạn 2012-2015 tương ứng ở mức 7,79%; 5,93; 8,97% và 8,03%.
Tín hiệu khả quan là tốc độ tăng TFP tiềm năng của nền kinh tế và của khu vực kinh tế đều có xu hướng tăng cao dần trong giai đoạn 2011-2015. Tính chung cả giai đoạn 2011-2015, tốc độ tăng TFP tiềm năng của nền kinh tế, của các khu vực nông-lâm-thủy sản, công nghiệp-xây dựng và dịch vụ được giả định ở mức 2%./.
Quang Toàn (TTXVN/Vietnam+)