Ninh Bình: Triển lãm tư liệu về Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam

Triển lãm bản đồ và tư liệu “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam-Những bằng chứng lịch sử và pháp lý" đã được tổ chức tại Bảo tàng Binh đoàn Quyết Thắng, thành phố Tam Điệp, Ninh Bình.
Ninh Bình: Triển lãm tư liệu về Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam ảnh 1Khách tham quan triển lãm. (Ảnh: Ninh Đức Phương/TTXVN)

Ngày 9/6, tại Bảo tàng Binh đoàn Quyết Thắng, thành phố Tam Điệp, Ninh Bình, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Bộ Tư lệnh Quân đoàn 1 tổ chức khai mạc Triển lãm bản đồ và tư liệu “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam-Những bằng chứng lịch sử và pháp lý."

Triển lãm trưng bày nhiều tư liệu, văn bản, hiện vật, ấn phẩm và gần 100 bản đồ, tập hợp từ các nguồn tư liệu đã công bố từ trước đến nay của các nhà nghiên cứu, học giả ở trong nước và quốc tế nhằm giúp các cán bộ, chiến sỹ, nhân dân hiểu rõ hơn về chủ quyền của Việt Nam đối với khu vực hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và biển đảo Việt Nam.

[Quảng Trị: Trưng bày tư liệu về Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam]

Các hình ảnh, tư liệu, hiện vật quý được trưng bày gồm những tư liệu, bằng chứng lịch sử về Hoàng Sa, Trường Sa, trọng tâm là hệ thống tư liệu, 65 bản đồ chứng minh chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa được công bố từ thế kỷ XVII đến nay; các thư tịch, tài liệu chính thức của Nhà nước như châu bản chiều Nguyễn, các bộ sử, địa lý sử, các công văn, giấy tờ, ghi chép khách quan của những quan chức, viên chức, học giả...

Triển lãm còn trưng bày tư liệu về "Hoàng Sa, Trường Sa trong trái tim Việt Nam" với những hình ảnh, tài liệu, hiện vật thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, quân đội, các tổ chức chính trị-xã hội, nhân dân với những hành động thiết thực, chung sức bảo vệ chủ quyền biển đảo quê hương; một số hình ảnh, tư liệu về hoạt động phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của huyện đảo Trường Sa trong thời kỳ công nghiệp hóa-hiện đại hóa đất nước.

Triển lãm nhằm góp phần nâng cao nhận thức, tinh thần đoàn kết, ý thức trách nhiệm của nhân dân trong nước, kiều bào ở nước ngoài, đặc biệt là đội ngũ thanh niên trong việc bảo vệ và khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Thông qua các tư liệu và chứng cứ lịch sử, tuyên truyền, triển lãm nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và hành động của các cấp, các ngành, các tầng lớp nhân dân về vị trí chiến lược của biển, đảo Việt Nam; xác định ý thức, trách nhiệm, hành động của các cấp, các ngành và nhân dân trong việc giữ gìn chủ quyền biển, đảo của quê hương.

Triển lãm sẽ kéo dài đến hết 13/6./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Tổng Giám đốc TTXVN Vũ Việt Trang và các đại biểu tham quan tại Di tích lịch sử Quốc gia Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng. (Ảnh: Hoàng Hiếu/TTXVN)

Liên chi hội nhà báo TTXVN về nguồn tại Thái Nguyên

Ngày 26/4/2025, tại Thái Nguyên, Liên chi hội nhà báo TTXVN tổ chức về nguồn tìm hiểu vùng đất lịch sử “Thủ đô kháng chiến 1946-1954” và di tích lịch sử Quốc gia trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng.

Mùa giải Báo chí Thông tấn xã Việt Nam năm 2024 có 30 giải Khuyến khích, 18 giải C, 14 giải B và 6 giải A các thể loại và 2 giải thưởng Chuyên đề. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)

Giải Báo chí TTXVN: Ghi nhận nỗ lực và sự dấn thân của các nhà báo

Tổng Giám đốc TTXVN Vũ Việt Trang khẳng định nhiều tác phẩm đoạt giải là thành quả của sự dấn thân, tổng hợp sức mạnh của các đơn vị sản xuất thông tin với các cơ quan thường trú trong và ngoài nước; nhiều tác giả đã nắm bắt được công nghệ làm báo hiện đại để truyền tải tới công chúng những thông điệp quan trọng bằng các tác phẩm đa phương tiện hết sức mới mẻ.

Các nhà báo lão thành chia sẻ về ký ức đầy tự hào. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)

Bản hùng ca của ngành Thông tấn cách mạng Việt Nam

Trong những năm tháng chiến tranh gian khổ, với tinh thần quả cảm, ý chí kiên trung, các nhà báo Thông tấn đã có mặt ở khắp các chiến trường, phản ánh sinh động cuộc chiến anh dũng của quân dân ta.