Theo báo cáo của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, quá trình lựa chọn địa điểm xây dựng nhà máy điện hạt nhân của Việt Nam đã được tiến hành từ năm 1996-2000.
Dựa theo các tiêu chí lựa chọn của IAEA, các cơ quan chuyên môn đã xem xét và lựa 2 địa điểm là xã Phước Dinh và xã Vĩnh Hải thuộc tỉnh Ninh Thuận. Hai địa điểm này thỏa mãn các điều kiện tiên quyết để xây dựng nhà máy và có số điểm đánh giá cao nhất.
Đây là nơi có địa hình thuận lợi, diện tích đủ để xây dựng nhà máy điện hạt nhân với 4 tổ máy công suất mỗi tổ từ 1.000MW trở lên, điều kiện địa chất công trình tốt, nằm trong vùng có cường độ động đất không lớn, đảm bảo an toàn cho nhà máy và chi phí xây dựng thấp.
Hơn nữa, các địa điểm này nằm sát biển, đảm bảo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng hệ thống nước làm mát và vận chuyển thiết bị siêu trường, siêu trọng.
Theo kế hoạch phát triển điện hạt nhân ở Việt Nam đến năm 2030, sẽ có 7 nhà máy được xây dựng tại Ninh Thuận và miền Trung (chưa xác định địa điểm) và bắt đầu vận hành từ năm 2020. Tổng công suất của 7 dự án này từ 15.000 đến 16.000MW.
Thảo luận tại hội thảo “Đánh giá và lựa chọn địa điểm nhà máy điện hạt nhân” do Cục An toàn bức xạ hạt nhân-Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) tổ chức từ ngày 7-11/6 tại Hà Nội, các chuyên viên cao cấp về điện hạt nhân, Trung tâm An toàn Địa chấn Quốc tế của IAEA khẳng định, việc phân tích đánh giá và lựa chọn địa điểm trước khi xây dựng nhà máy điện hạt nhân rất quan trọng.
Nếu cho rằng nguy cơ lớn nhất đối với sự an toàn của nhà máy điện hạt nhân xuất phát từ các nhân tố bên trong nhà máy như sai sót của con người hoặc trong khâu chế tạo… là chưa đầy đủ.
Trên thực tế, nguy cơ lớn nhất lại là các thảm họa tự nhiên như động đất, sóng thần, bão lụt... Vì thế, các nhà thiết kế, các chuyên gia an toàn hạt nhân phải đặc biệt coi trọng những nhân tố này trong khi lựa chọn địa điểm, thiết kế, xây dựng cũng như điều hành hoạt động của nhà máy điện hạt nhân. Đây không chỉ là vấn đề của riêng Việt Nam mà tất cả các quốc gia xây dựng nhà máy điện điện hạt nhân đều phải nhận thức những nguy cơ này.
Việc đánh giá và lựa chọn địa điểm cho nhà máy điện hạt nhân là một trong những nội dung quan trọng của chương trình phát triển điện hạt nhân và có tác động lớn tới nhiều vấn đề quan trọng như chi phí xây dựng nhà máy điện, sự chấp nhận của dân chúng cũng như xem xét vấn đề bảo đảm an toàn hạt nhân.
Bộ Công Thương cũng cho biết, IAEA đã đưa ra khoảng 200 tiêu chí an toàn cho nhà máy điện hạt nhân và Việt Nam sẽ thể chế hóa đầy đủ các tiêu chí này.
Hiện nay, đã có những công nghệ bảo vệ chiều sâu có thể ngăn ngừa sự xuất hiện của các sự kiện bất thường; ngăn chặn sự phát triển các sự kiện bất thường thành sự cố; hạn chế hậu quả của sự cố hạt nhân và loại trừ hậu quả của sự cố hạt nhân đối với môi trường./.
Dựa theo các tiêu chí lựa chọn của IAEA, các cơ quan chuyên môn đã xem xét và lựa 2 địa điểm là xã Phước Dinh và xã Vĩnh Hải thuộc tỉnh Ninh Thuận. Hai địa điểm này thỏa mãn các điều kiện tiên quyết để xây dựng nhà máy và có số điểm đánh giá cao nhất.
Đây là nơi có địa hình thuận lợi, diện tích đủ để xây dựng nhà máy điện hạt nhân với 4 tổ máy công suất mỗi tổ từ 1.000MW trở lên, điều kiện địa chất công trình tốt, nằm trong vùng có cường độ động đất không lớn, đảm bảo an toàn cho nhà máy và chi phí xây dựng thấp.
Hơn nữa, các địa điểm này nằm sát biển, đảm bảo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng hệ thống nước làm mát và vận chuyển thiết bị siêu trường, siêu trọng.
Theo kế hoạch phát triển điện hạt nhân ở Việt Nam đến năm 2030, sẽ có 7 nhà máy được xây dựng tại Ninh Thuận và miền Trung (chưa xác định địa điểm) và bắt đầu vận hành từ năm 2020. Tổng công suất của 7 dự án này từ 15.000 đến 16.000MW.
Thảo luận tại hội thảo “Đánh giá và lựa chọn địa điểm nhà máy điện hạt nhân” do Cục An toàn bức xạ hạt nhân-Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) tổ chức từ ngày 7-11/6 tại Hà Nội, các chuyên viên cao cấp về điện hạt nhân, Trung tâm An toàn Địa chấn Quốc tế của IAEA khẳng định, việc phân tích đánh giá và lựa chọn địa điểm trước khi xây dựng nhà máy điện hạt nhân rất quan trọng.
Nếu cho rằng nguy cơ lớn nhất đối với sự an toàn của nhà máy điện hạt nhân xuất phát từ các nhân tố bên trong nhà máy như sai sót của con người hoặc trong khâu chế tạo… là chưa đầy đủ.
Trên thực tế, nguy cơ lớn nhất lại là các thảm họa tự nhiên như động đất, sóng thần, bão lụt... Vì thế, các nhà thiết kế, các chuyên gia an toàn hạt nhân phải đặc biệt coi trọng những nhân tố này trong khi lựa chọn địa điểm, thiết kế, xây dựng cũng như điều hành hoạt động của nhà máy điện hạt nhân. Đây không chỉ là vấn đề của riêng Việt Nam mà tất cả các quốc gia xây dựng nhà máy điện điện hạt nhân đều phải nhận thức những nguy cơ này.
Việc đánh giá và lựa chọn địa điểm cho nhà máy điện hạt nhân là một trong những nội dung quan trọng của chương trình phát triển điện hạt nhân và có tác động lớn tới nhiều vấn đề quan trọng như chi phí xây dựng nhà máy điện, sự chấp nhận của dân chúng cũng như xem xét vấn đề bảo đảm an toàn hạt nhân.
Bộ Công Thương cũng cho biết, IAEA đã đưa ra khoảng 200 tiêu chí an toàn cho nhà máy điện hạt nhân và Việt Nam sẽ thể chế hóa đầy đủ các tiêu chí này.
Hiện nay, đã có những công nghệ bảo vệ chiều sâu có thể ngăn ngừa sự xuất hiện của các sự kiện bất thường; ngăn chặn sự phát triển các sự kiện bất thường thành sự cố; hạn chế hậu quả của sự cố hạt nhân và loại trừ hậu quả của sự cố hạt nhân đối với môi trường./.
Nguyễn Uyên (TTXVN/Vietnam+)