Nợ nần ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe của giới trẻ

20% thanh niên được khảo sát thừa nhận nợ nần khiến họ rơi vào tình trạng trầm uất, căng thẳng thần kinh và tâm lý trở nên tồi tệ.
Các khoản tín dụng đang ảnhhưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của giới trẻ, trong đó sự thiếu thốn tài chính và tìnhtrạng nợ nần khiến giới trẻ dễ căng thẳng thần kinh và trầm cảm.

Các nhà khoa học thuộc Đại học Tây Bắc Mỹ đã đưa ra kết luận trên sau khi nghiêncứu số liệu 8.400 thanh niên ở độ tuổi từ 24 đến 32 tuổi, đồng thời chỉ ra rằnggánh nặng nợ nần khiến tầng lớp thanh niên dễ bị bệnh cao huyết áp và các bệnhtâm lý.

Trong số những người tình nguyện tham gia cuộc nghiên cứu trên, có tới 20% thừanhận không có đủ khả năng trả nợ nên rơi vào tình trạng trầm uất, căng thẳngthần kinh và sức khỏe thể chất và tâm lý trở nên tồi tệ hơn.

Đối với những người nợ nần nhiều thì nguy cơ huyết áp tăng 17% và khả năng xảyra đột quỵ cũng cao hơn 15%. Tuy nhiên, tín dụng cũng có mặt tích cực của nó,đặc biệt đối với sinh viên, do lo lắng gánh nặng tiền lãi hàng tháng nên nỗ lựcđể đạt được thành tích cao nhất có thể trong học tập.

Chính những sinh viên có hoàn cảnh khó khăn buộc phải vay tín dụng tự nguyện laođầu vào học tập và nghiên cứu khoa học để sau khi tốt nghiệp kiếm được công việccó thu nhập tốt để thanh toán các khoản tín dụng đã vay.

Trong khi đó, những thanh niên tự do về tài chính lại thường chểnh mảng trongviệc học hành.

Theo Hội sinh viên Mỹ, mỗi năm có khoảng 60% sinh viên vay tín dụng để trangtrải việc học hành. Tính đến tháng 3/2012, tín dụng dành cho sinh viên đã vượtngưỡng 1.000 tỷ USD.

Mặc dù không phải tất cả trong số này đều có khả năng thanh toán nợ nần, songsố sinh viên vay tín dụng vẫn tăng đều hàng năm.

Trong tám tháng gần đây, số lượng sinh viên Mỹ vay tiền ngân hàng để trang trảiviệc học đã tăng tới 300%./.

(TTXVN)

Tin cùng chuyên mục

Ảnh minh họa. (Nguồn: AFP)

Nhật Bản thành công với "canh bạc" tế bào gốc

Với hơn 110 tỷ yên (tương đương 760 triệu USD) đầu tư từ chính phủ, cùng hàng tỷ USD từ các nhà tài trợ tư nhân và doanh nghiệp, Nhật Bản đang dẫn đầu thế giới trong lĩnh vực điều trị bằng tế bào gốc.

Các nghiên cứu chỉ ra rằng nhiều loại độc tố từ môi trường có thể làm tăng nguy cơ mắc Parkinson, đặc biệt là thuốc trừ sâu. (Nguồn: Vietnam+)

Thuốc trừ sâu làm tăng nguy cơ mắc bệnh Parkinson

Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí y khoa BMJ dự đoán rằng số người mắc bệnh Parkinson trên toàn thế giới có thể tăng hơn gấp đôi - từ 11,9 triệu người vào 2021 lên hơn 25 triệu người vào 2050.

Các nhà kinh tế học người Mỹ nhận Giải Nobel 2024 (Ảnh: AA/TTXVN)

Mỹ đang phải đối mặt nguy cơ chảy máu chất xám

Trước các chính sách của Tổng thống Trump đối với lĩnh vực giáo dục, khoa học, nghiên cứu, ngày càng có nhiều nhà khoa học, trí thức nước này bắt đầu tìm kiếm cơ hội làm việc, phát triển ở nước ngoài.