Theo Tập đoàn nghiên cứu Markit, hoạt động của khu vực tư nhân trên khắp khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) trong tháng 2/2010 đều cho thấy nỗi lo suy thoái trên toàn bộ lĩnh vực dịch vụ, bất chấp hoạt động chế tạo gia tăng.
Markit cho hay chỉ số quản lý sức mua (PMI) của 16 nước sử dụng đồng euro vẫn không thay đổi với 53,7 điểm trong tháng 2/2010 và là tháng thứ 7 liên tiếp ở trên ngưỡng tăng trưởng là 50 điểm.
Trong khi đó, tỷ lệ thất nghiệp ở Eurozone cũng ở mức thấp nhất kể từ cuối năm 2008.
Nhà kinh tế trưởng của Markit, Chris Williamson, nói rằng sự tăng trưởng của hoạt động chế tạo nhờ xuất khẩu đi lên giúp bù đắp phần nào nỗi lo suy thoái đang khiến khu vực dịch vụ của khu vực chỉ tăng khiêm tốn.
Theo các nhà nghiên cứu, sản lượng chế tạo của Eurozone đã tăng tháng thứ 7 liên tiếp trong tháng 2/2010 và đạt mức tăng nhanh nhất kể từ tháng 4/07, nhờ nhu cầu được cải thiện khi đồng euro rơi xuống mức thấp nhất trong 9 tháng qua so với đồng euro, dưới áp lực của cuộc khủng hoảng nợ ở Hy Lạp.
Cùng với đó, PMI của riêng lĩnh vực chế tạo cũng đạt 54,1 điểm, tăng mạnh so với mức 52,4 điểm tháng 1/2010.
Báo cáo chỉ cho thấy mức tăng rất khiêm tốn của lĩnh vực dịch vụ ở Eurozone - khu vực được hưởng lợi ít từ thương mại quốc tế gia tăng.
Chỉ số hoạt động kinh doanh dịch vụ lại giảm từ 52,5 điểm tháng 1 xuống 52 điểm trong tháng 2.
Theo quan điểm của chuyên gia kinh tế Marco Valli thuộc UniCredit,sự mất liên kết giữa dịch vụ và chế tạo phản ánh sự hồi phục kinh tế phụ thuộc vào xuất khẩu của Eurozone.
Thực tế cho thấy chỉ riêng hoạt động chế tạo gia tăng không đủ đảm bảo GDP hướng tới mục tiêu đề ra là đạt mức tăng 0,9% năm 2010, cùng với lãi suất tiếp tục được duy trì ở mức thấp cho tới đầu năm 2011./.
Markit cho hay chỉ số quản lý sức mua (PMI) của 16 nước sử dụng đồng euro vẫn không thay đổi với 53,7 điểm trong tháng 2/2010 và là tháng thứ 7 liên tiếp ở trên ngưỡng tăng trưởng là 50 điểm.
Trong khi đó, tỷ lệ thất nghiệp ở Eurozone cũng ở mức thấp nhất kể từ cuối năm 2008.
Nhà kinh tế trưởng của Markit, Chris Williamson, nói rằng sự tăng trưởng của hoạt động chế tạo nhờ xuất khẩu đi lên giúp bù đắp phần nào nỗi lo suy thoái đang khiến khu vực dịch vụ của khu vực chỉ tăng khiêm tốn.
Theo các nhà nghiên cứu, sản lượng chế tạo của Eurozone đã tăng tháng thứ 7 liên tiếp trong tháng 2/2010 và đạt mức tăng nhanh nhất kể từ tháng 4/07, nhờ nhu cầu được cải thiện khi đồng euro rơi xuống mức thấp nhất trong 9 tháng qua so với đồng euro, dưới áp lực của cuộc khủng hoảng nợ ở Hy Lạp.
Cùng với đó, PMI của riêng lĩnh vực chế tạo cũng đạt 54,1 điểm, tăng mạnh so với mức 52,4 điểm tháng 1/2010.
Báo cáo chỉ cho thấy mức tăng rất khiêm tốn của lĩnh vực dịch vụ ở Eurozone - khu vực được hưởng lợi ít từ thương mại quốc tế gia tăng.
Chỉ số hoạt động kinh doanh dịch vụ lại giảm từ 52,5 điểm tháng 1 xuống 52 điểm trong tháng 2.
Theo quan điểm của chuyên gia kinh tế Marco Valli thuộc UniCredit,sự mất liên kết giữa dịch vụ và chế tạo phản ánh sự hồi phục kinh tế phụ thuộc vào xuất khẩu của Eurozone.
Thực tế cho thấy chỉ riêng hoạt động chế tạo gia tăng không đủ đảm bảo GDP hướng tới mục tiêu đề ra là đạt mức tăng 0,9% năm 2010, cùng với lãi suất tiếp tục được duy trì ở mức thấp cho tới đầu năm 2011./.
Trang Nhung (Vietnam+)