Những ngày gần đây, thông tin xấu về động đất tại Nhật Bản liên tục được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng, khiến những gia đình có con em đi tu nghiệp sinh tại quốc gia Mặt trời mọc này như ngồi trên đống lửa, thấp thỏm chờ ngóng tin chồng con...
Tuy nhiên, nhiều công dân Việt Nam khi trở về cho hay, họ không quá lo lắng vì những cơn động đất tại Nhật mà chỉ e ngại nhất định về chuyện phóng xạ của các nhà máy điện hạt nhân bị rò rỉ.
Thấp thỏm “ngóng” người thân
Ra sân bay Nội Bài (Hà Nội) từ 9 giờ sáng đón em trai, chị Lê Ngọc Mai quê tận Việt Trì, Phú Thọ cùng bố vô cùng thấp thỏm. Chị Mai cho biết, thông tin động đất tại Nhật Bản khiến cả gia đình chị vô cùng lo lắng.
“Tối 14/3, cậu em gọi điện báo tin hai hôm nữa sẽ về Việt Nam. Được tin em trai lành lặn trở về, tôi mừng đến không ngủ được,” chị Mai chia sẻ.
Hồi hộp chờ đợi phút giây đoàn tụ, nhưng sau hơn 8 tiếng nháo nhác ở sân bay Nội Bài, mọi thông tin về anh Lê Ngọc Quang, em trai chị vẫn bặt vô âm tín, bó hoa chị mua từ quê lên để tặng em cũng đã héo.
Mắt đăm đăm nhìn vào ti vi có ghi chú các chuyến bay đi và đến được đặt tại sảnh để tiện cho người thân đón hành khách, chị Mai kể, khi nghe tin Nhật Bản xảy ra động đất, ngày nào chị cũng lo lắng, đọc tất cả các thông tin trên các phương tiện truyền thông để dõi theo tình hình người Việt Nam tại đó.
Trong chiều ngày xảy ra động đất, chị Mai đã cố tìm nhiều cách để liên lạc với Quang, nhưng thông tin chị nhận được chỉ là những tràng điện thoại tút tút từ phía bên kia đầu dây ở tận đất nước Mặt trời mọc.
Sau khi sóng thần xảy ra, ngày nào gia đình chị Mai cũng điện sang để hỏi thăm tình hình sức khỏe của Quang.
"Nghe đài báo nói về nổ nhà máy điện hạt nhân chúng tôi lại càng nóng ruột. Đến ngày 16/3 cả nhà như vỡ òa sung sướng khi Quang gọi điện về. Giọng em rất vội vã, chỉ kịp thông báo đang ở Osaka vẫn bình an và chuẩn bị về nhà,” chị Mai hồ hởi nói.
Chị Mai chia sẻ thêm: “Nhận được điện của em cả nhà tôi vui như ngày Tết, nó không sao, mạnh khỏe là may mắn rồi, thậm chí nó còn cười bảo không về Việt Nam đâu. Bố mẹ tôi cương quyết gọi về nên hôm nay nó mới chịu về đấy.”
E ngại phóng xạ rò rỉ
Đặt chân về sân bay Nội Bài, em Nghiêm Thị Lan Anh và hàng chục du học sinh tại Nhật vừa đáp chuyến bay từ Narita-Nội Bài lao vào ôm chặt người thân với niềm hạnh phúc của ngày đoàn tụ cùng gia đình trong nước mắt.
Theo học tại trường Công nghệ Nagaoka (tỉnh Nigata), nơi có gần 20 du học sinh đang học ở đó được 5 năm, Lan Anh vẫn nhớ thời khắc xảy ra động đất.
“Khi đó, em đang trên xe buýt tới siêu thị thì thấy xe nghiêng lắc dữ dội, cột điện bên đường đổ xô xuống do dư chấn động đất khiến tất cả mọi người trên xe ai cũng giật mình. Em cùng các bạn sinh viên Việt Nam khác nháo nhào chạy ra khỏi xe," Lan Anh chia sẻ.
Trở về nhà, toàn bộ đồ đạc trong khu kí túc xá nhà trọ đều đổ vỡ, rơi vụn vung vãi đầy sàn nhà. Nhìn mọi người, ai cũng thất thần lo lắng.
Những ngày sau, Lan Anh cùng các thầy cô giáo vẫn đến lớp, ngoài việc dạy kiến thức thì du học sinh được cập nhật liên tục về tình hình thiên tai, động đất.
Lan Anh cho biết: “Hai hôm nay, chuyện phóng xạ của các nhà máy điện hạt nhân có nguy cơ rò rỉ thì các sinh viên Việt Nam trong trường mới xin phép giáo viên để trở về nhà. Em đang đợi xem tình hình như thế nào rồi sẽ quay trở lại Nhật Bản tiếp tục học tập.”
“Người Nhật hết sức bình tĩnh, điều đó khiến cho mình cũng bớt run. Đến những dư chấn xảy ra sau đó thì không còn cảm thấy quá sợ hãi nữa,” Lan Anh kể.
Phải nằm ngủ qua đêm tại sân bay (15/3) để đến tận sáng hôm sau Lan Anh mới có thể lên máy bay về nước. “Chuyến hành trình về đợt này có hơn 100 người Việt Nam từ khắp các tỉnh lân cận nhà máy điện hạt nhân tỉnh Fukushima trở về,” Lan Anh cho hay.
Cũng có mặt tại chuyến về lần này là chị Lê Thị Hằng cùng cô con gái được 1 năm tuổi ở Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc cùng đồ đạc khăn gói hồi hương. Gặp người thân, chị Hằng không giấu nổi những giọt nước mắt tại nhà chờ sân bay.
Sang Nhật được hơn 2 tháng để cho con gặp bố, chị Hằng vẫn nhớ thời khắc hai vợ chồng bị mất liên lạc gần một ngày khi thảm họa động đất xảy ra.
Chị Hằng kể, khi đó nghe tin động đất, chồng lại làm thuê cách nơi chị ở 100km nên chị rất lo lắng, cố gắng tìm mọi phương tiện liên lạc nhưng thông tin về người chồng vẫn bặt vô âm tín khiến lòng chị nóng như lửa đốt.
“Gần 11 giờ đêm, anh mới gọi điện về nói rằng chủ lao động đã thuê xe để đưa công nhân về nhà. Tuy nhiên, do giao thông bị tắc nên tận rạng sáng anh mới có thể về cùng vợ con trong sự mỏi mắt chờ đợi,” chị Hằng ngậm ngùi.
Nhưng với tình hình ngày càng trầm trọng do lo sợ phóng xạ rò rỉ nên vợ chồng chị quyết định về nước. Giao thông bị chia cắt nên anh chị phải 3 lần đổi qua các phương tiện di chuyển mới có thể đến được sân bay.
Những ngày nay, nhiều gia đình có người thân bên Nhật đang chăm chú theo dõi tình hình. Ai cũng lo lắng cho người thân tại xứ sở hoa anh đào, nơi liên tiếp hứng chịu những thảm họa động đất và rò rỉ phóng xạ./.
Tuy nhiên, nhiều công dân Việt Nam khi trở về cho hay, họ không quá lo lắng vì những cơn động đất tại Nhật mà chỉ e ngại nhất định về chuyện phóng xạ của các nhà máy điện hạt nhân bị rò rỉ.
Thấp thỏm “ngóng” người thân
Ra sân bay Nội Bài (Hà Nội) từ 9 giờ sáng đón em trai, chị Lê Ngọc Mai quê tận Việt Trì, Phú Thọ cùng bố vô cùng thấp thỏm. Chị Mai cho biết, thông tin động đất tại Nhật Bản khiến cả gia đình chị vô cùng lo lắng.
“Tối 14/3, cậu em gọi điện báo tin hai hôm nữa sẽ về Việt Nam. Được tin em trai lành lặn trở về, tôi mừng đến không ngủ được,” chị Mai chia sẻ.
Hồi hộp chờ đợi phút giây đoàn tụ, nhưng sau hơn 8 tiếng nháo nhác ở sân bay Nội Bài, mọi thông tin về anh Lê Ngọc Quang, em trai chị vẫn bặt vô âm tín, bó hoa chị mua từ quê lên để tặng em cũng đã héo.
Mắt đăm đăm nhìn vào ti vi có ghi chú các chuyến bay đi và đến được đặt tại sảnh để tiện cho người thân đón hành khách, chị Mai kể, khi nghe tin Nhật Bản xảy ra động đất, ngày nào chị cũng lo lắng, đọc tất cả các thông tin trên các phương tiện truyền thông để dõi theo tình hình người Việt Nam tại đó.
Trong chiều ngày xảy ra động đất, chị Mai đã cố tìm nhiều cách để liên lạc với Quang, nhưng thông tin chị nhận được chỉ là những tràng điện thoại tút tút từ phía bên kia đầu dây ở tận đất nước Mặt trời mọc.
Sau khi sóng thần xảy ra, ngày nào gia đình chị Mai cũng điện sang để hỏi thăm tình hình sức khỏe của Quang.
"Nghe đài báo nói về nổ nhà máy điện hạt nhân chúng tôi lại càng nóng ruột. Đến ngày 16/3 cả nhà như vỡ òa sung sướng khi Quang gọi điện về. Giọng em rất vội vã, chỉ kịp thông báo đang ở Osaka vẫn bình an và chuẩn bị về nhà,” chị Mai hồ hởi nói.
Chị Mai chia sẻ thêm: “Nhận được điện của em cả nhà tôi vui như ngày Tết, nó không sao, mạnh khỏe là may mắn rồi, thậm chí nó còn cười bảo không về Việt Nam đâu. Bố mẹ tôi cương quyết gọi về nên hôm nay nó mới chịu về đấy.”
E ngại phóng xạ rò rỉ
Đặt chân về sân bay Nội Bài, em Nghiêm Thị Lan Anh và hàng chục du học sinh tại Nhật vừa đáp chuyến bay từ Narita-Nội Bài lao vào ôm chặt người thân với niềm hạnh phúc của ngày đoàn tụ cùng gia đình trong nước mắt.
Theo học tại trường Công nghệ Nagaoka (tỉnh Nigata), nơi có gần 20 du học sinh đang học ở đó được 5 năm, Lan Anh vẫn nhớ thời khắc xảy ra động đất.
“Khi đó, em đang trên xe buýt tới siêu thị thì thấy xe nghiêng lắc dữ dội, cột điện bên đường đổ xô xuống do dư chấn động đất khiến tất cả mọi người trên xe ai cũng giật mình. Em cùng các bạn sinh viên Việt Nam khác nháo nhào chạy ra khỏi xe," Lan Anh chia sẻ.
Trở về nhà, toàn bộ đồ đạc trong khu kí túc xá nhà trọ đều đổ vỡ, rơi vụn vung vãi đầy sàn nhà. Nhìn mọi người, ai cũng thất thần lo lắng.
Những ngày sau, Lan Anh cùng các thầy cô giáo vẫn đến lớp, ngoài việc dạy kiến thức thì du học sinh được cập nhật liên tục về tình hình thiên tai, động đất.
Lan Anh cho biết: “Hai hôm nay, chuyện phóng xạ của các nhà máy điện hạt nhân có nguy cơ rò rỉ thì các sinh viên Việt Nam trong trường mới xin phép giáo viên để trở về nhà. Em đang đợi xem tình hình như thế nào rồi sẽ quay trở lại Nhật Bản tiếp tục học tập.”
“Người Nhật hết sức bình tĩnh, điều đó khiến cho mình cũng bớt run. Đến những dư chấn xảy ra sau đó thì không còn cảm thấy quá sợ hãi nữa,” Lan Anh kể.
Phải nằm ngủ qua đêm tại sân bay (15/3) để đến tận sáng hôm sau Lan Anh mới có thể lên máy bay về nước. “Chuyến hành trình về đợt này có hơn 100 người Việt Nam từ khắp các tỉnh lân cận nhà máy điện hạt nhân tỉnh Fukushima trở về,” Lan Anh cho hay.
Cũng có mặt tại chuyến về lần này là chị Lê Thị Hằng cùng cô con gái được 1 năm tuổi ở Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc cùng đồ đạc khăn gói hồi hương. Gặp người thân, chị Hằng không giấu nổi những giọt nước mắt tại nhà chờ sân bay.
Sang Nhật được hơn 2 tháng để cho con gặp bố, chị Hằng vẫn nhớ thời khắc hai vợ chồng bị mất liên lạc gần một ngày khi thảm họa động đất xảy ra.
Chị Hằng kể, khi đó nghe tin động đất, chồng lại làm thuê cách nơi chị ở 100km nên chị rất lo lắng, cố gắng tìm mọi phương tiện liên lạc nhưng thông tin về người chồng vẫn bặt vô âm tín khiến lòng chị nóng như lửa đốt.
“Gần 11 giờ đêm, anh mới gọi điện về nói rằng chủ lao động đã thuê xe để đưa công nhân về nhà. Tuy nhiên, do giao thông bị tắc nên tận rạng sáng anh mới có thể về cùng vợ con trong sự mỏi mắt chờ đợi,” chị Hằng ngậm ngùi.
Nhưng với tình hình ngày càng trầm trọng do lo sợ phóng xạ rò rỉ nên vợ chồng chị quyết định về nước. Giao thông bị chia cắt nên anh chị phải 3 lần đổi qua các phương tiện di chuyển mới có thể đến được sân bay.
Những ngày nay, nhiều gia đình có người thân bên Nhật đang chăm chú theo dõi tình hình. Ai cũng lo lắng cho người thân tại xứ sở hoa anh đào, nơi liên tiếp hứng chịu những thảm họa động đất và rò rỉ phóng xạ./.
Mạnh Hùng (Vietnam+)