Năm 2012, hàng trăm hộ nông dân ở xã Nam Giang, huyện Đắk Đoa, tỉnh Gia Lai đã đồng thuận đóng góp góp 5,5 tỷ đồng để xây dựng lưới điện, lấy nước tưới tiêu cho hơn 400ha càphê, hồ tiêu tại khu vực Núi Chùa.
Mức đóng góp được xác định theo bình quân mỗi hộ góp vốn cho mỗi ha càphê, hồ tiêu là 17 triệu đồng, hộ nào có nhiều diện tích càphê thì mức đóng tăng lên. Đối với những hộ còn khó khăn hoặc thuộc diện nghèo thì góp vốn ít hơn, thậm chí giảm còn 50% giá trị so với hạn mức quy định và được giãn thời gian góp vốn đến cuối vụ sản xuất.
Trong khi phần nhiều nông dân trong xã chưa đủ điều kiện đóng góp để có đủ 5,5 tỷ đồng, có 5 hộ kinh tế khá đã tự nguyện ứng trước vốn để thi công nhanh lưới điện và thu hồi vốn sau.
Công trình lưới điện gồm nhiều km đường dây 22KV bao quanh khu vực Núi Chùa và có 5 trạm biến áp 400KVA đã được khảo sát, thiết kế và thi công hoàn thành trong một thời gian ngắn đưa vào phục vụ sản xuất, đáp ứng lòng mong đợi của người dân trên địa bàn. Hiện nay, nông dân trong xã đã hoàn vốn lại cho công trình được khoảng 2,5 tỷ đồng và số tiền còn lại sẽ được tiếp tục hoàn vốn đủ trong thời gian tới.
Vùng chuyên canh càphê, hồ tiêu tại khu vực Núi Chùa nằm cách xa khu dân cư trong xã nên không có lưới điện, trước đây đến mùa khô bà con phải dùng máy bơm dầu lấy nước từ các sông suối để tưới cho cây trồng nên vừa tốn kém, vừa mất thời gian. Nay có lưới điện sử dụng, chi phí tưới tiêu cho cả vụ trong suốt mùa khô giảm đi nhiều, mức thu lợi cao hơn.
Theo ước tính, với giá dầu hiện nay, mỗi giờ bơm tưới phải mất 2,5 lít dầu, tương đương với 50.000 đồng; nay tưới bằng điện chỉ tốn hết 10KW/giờ tương đương với 20.000 đồng.
Ông Nguyễn Văn Bình ở thôn 1 phấn khởi cho biết nhà mình có hơn 2.000 gốc càphê (tương đương 2ha), trước đây dùng máy bơm nổ bằng dầu có chi phí cho mỗi đợt tưới 2 triệu đồng. Nay dùng bơm điện chi phí giảm xuống còn 600.000 đồng, như vậy mỗi năm nhà ông tiết kiệm được thêm hơn 5 triệu đồng từ khâu tưới./.
Mức đóng góp được xác định theo bình quân mỗi hộ góp vốn cho mỗi ha càphê, hồ tiêu là 17 triệu đồng, hộ nào có nhiều diện tích càphê thì mức đóng tăng lên. Đối với những hộ còn khó khăn hoặc thuộc diện nghèo thì góp vốn ít hơn, thậm chí giảm còn 50% giá trị so với hạn mức quy định và được giãn thời gian góp vốn đến cuối vụ sản xuất.
Trong khi phần nhiều nông dân trong xã chưa đủ điều kiện đóng góp để có đủ 5,5 tỷ đồng, có 5 hộ kinh tế khá đã tự nguyện ứng trước vốn để thi công nhanh lưới điện và thu hồi vốn sau.
Công trình lưới điện gồm nhiều km đường dây 22KV bao quanh khu vực Núi Chùa và có 5 trạm biến áp 400KVA đã được khảo sát, thiết kế và thi công hoàn thành trong một thời gian ngắn đưa vào phục vụ sản xuất, đáp ứng lòng mong đợi của người dân trên địa bàn. Hiện nay, nông dân trong xã đã hoàn vốn lại cho công trình được khoảng 2,5 tỷ đồng và số tiền còn lại sẽ được tiếp tục hoàn vốn đủ trong thời gian tới.
Vùng chuyên canh càphê, hồ tiêu tại khu vực Núi Chùa nằm cách xa khu dân cư trong xã nên không có lưới điện, trước đây đến mùa khô bà con phải dùng máy bơm dầu lấy nước từ các sông suối để tưới cho cây trồng nên vừa tốn kém, vừa mất thời gian. Nay có lưới điện sử dụng, chi phí tưới tiêu cho cả vụ trong suốt mùa khô giảm đi nhiều, mức thu lợi cao hơn.
Theo ước tính, với giá dầu hiện nay, mỗi giờ bơm tưới phải mất 2,5 lít dầu, tương đương với 50.000 đồng; nay tưới bằng điện chỉ tốn hết 10KW/giờ tương đương với 20.000 đồng.
Ông Nguyễn Văn Bình ở thôn 1 phấn khởi cho biết nhà mình có hơn 2.000 gốc càphê (tương đương 2ha), trước đây dùng máy bơm nổ bằng dầu có chi phí cho mỗi đợt tưới 2 triệu đồng. Nay dùng bơm điện chi phí giảm xuống còn 600.000 đồng, như vậy mỗi năm nhà ông tiết kiệm được thêm hơn 5 triệu đồng từ khâu tưới./.
Văn Thông (TTXVN)