Có đến 70% nam giới Anh và khoảng 50% nam giới Tây Âu có chung ADN với vị pharaoh Ai Cập cổ đại Tutankhamun. Nói một cách khác, họ là những hậu duệ của vị pharaoh này.
Các phương tiện thông tin đại chúng Anh ngày 1/8 đã đăng tải kết luận của các nhà di truyền học Thụy Sĩ cho rằng "tổ tiên của họ từng sống tại vùng Kavkaz vào khoảng 9.500 năm trước."
Các nhà khoa học Thụy Sĩ thuộc Trung tâm nghiên cứu di truyền Zurich (Thụy Sĩ) đã lấy mẫu ADN từ xương hóa thạch của vị pharaoh đã trị vì Ai Cập hơn 3.000 năm trước này để so sánh với ADN của người châu Âu đương đại.
Kết quả cho thấy pharaoh Tutankhamun thuộc nhóm gen được biết đến với tên gọi "R1b1a2," mà theo các nhà khoa học, có hơn 50% nam giới Tây Âu thuộc nhóm gen này.
Nghiên cứu của các nhà khoa học Thụy Sĩ cho thấy gần 70% số đàn ông Tây Ban Nha và 60% số đàn ông Pháp thuộc cùng một nhóm gen với pharaoh Tutankhamun. Máu của vị pharaoh này cũng đang chảy trong huyết quản của 50% số đàn ông Thụy Sĩ.
Theo đánh giá của các nhà khoa học Thụy Sĩ, sự du nhập sớm nhất nhóm gen "R1b1a2" từ khu vực Kavkaz sang châu Âu bắt đầu cùng với việc phổ biến canh tác nông nghiệp vào khoảng thời gian 9.000 năm trước Công nguyên. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu hiện chưa lý giải được phả hệ họ nội của vị pharaoh nói trên tới được Ai Cập từ khu vực Kavkaz như thế nào./.
Các phương tiện thông tin đại chúng Anh ngày 1/8 đã đăng tải kết luận của các nhà di truyền học Thụy Sĩ cho rằng "tổ tiên của họ từng sống tại vùng Kavkaz vào khoảng 9.500 năm trước."
Các nhà khoa học Thụy Sĩ thuộc Trung tâm nghiên cứu di truyền Zurich (Thụy Sĩ) đã lấy mẫu ADN từ xương hóa thạch của vị pharaoh đã trị vì Ai Cập hơn 3.000 năm trước này để so sánh với ADN của người châu Âu đương đại.
Kết quả cho thấy pharaoh Tutankhamun thuộc nhóm gen được biết đến với tên gọi "R1b1a2," mà theo các nhà khoa học, có hơn 50% nam giới Tây Âu thuộc nhóm gen này.
Nghiên cứu của các nhà khoa học Thụy Sĩ cho thấy gần 70% số đàn ông Tây Ban Nha và 60% số đàn ông Pháp thuộc cùng một nhóm gen với pharaoh Tutankhamun. Máu của vị pharaoh này cũng đang chảy trong huyết quản của 50% số đàn ông Thụy Sĩ.
Theo đánh giá của các nhà khoa học Thụy Sĩ, sự du nhập sớm nhất nhóm gen "R1b1a2" từ khu vực Kavkaz sang châu Âu bắt đầu cùng với việc phổ biến canh tác nông nghiệp vào khoảng thời gian 9.000 năm trước Công nguyên. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu hiện chưa lý giải được phả hệ họ nội của vị pharaoh nói trên tới được Ai Cập từ khu vực Kavkaz như thế nào./.
(TTXVN/Vietnam+)