Các nhà khoa học Italy đã lên tiếng cảnh báo về nguy cơ một núi lửa nằm dưới lòng biển ở miền Nam nước này có thể "tỉnh giấc" bất cứ lúc nào, dẫn đến khả năng tạo ra sóng thần lớn có thể nhấn chìm cả phần phía Nam của đất nước hình chiếc ủng.
Tuyên bố của nhà nghiên cứu núi lửa Enzo Boschi trên nhật báo Corriere della Sera cho biết, núi lửa Marsili nằm cách mặt biển 450m, cách Napoli, thành phố lớn thứ ba của nước này 150km về phía Đông Nam, đang có những dấu hiệu "tỉnh giấc" sau nhiều thế kỷ "ngủ quên."
Các quan sát của nhóm nghiên cứu thuộc Viện địa vật lí và núi lửa Italy do ông Boschi đứng đầu đã nhận thấy núi lửa này không còn giữ được cấu trúc chắc chắn như trước, khi ở phần miệng của núi lửa trở nên mỏng hơn, dễ sụp đổ và đã đo được một số chấn rung nhẹ trong lòng biển thời gian gần đây. Điều đó có nghĩa là ngọn núi lửa này đang hoạt động ở cường độ thấp và có thể phun trào bất cứ lúc nào.
Theo nhà khoa học này, việc núi lửa hoạt động trở lại có thể giải phóng hàng triệu mét khối vật chất, tạo nên một làn sóng có mức độ tàn phá ghê gớm có thể nhấn chìm nhiều vùng ven biển miền Nam Italy, từ Campania, Calabria cho đến các đảo Sicilia và Sardegna.
Theo các nhà khoa học, núi lửa Marsili bắt đầu các hoạt động của mình từ cách đây gần 200.000 năm, nhưng ở mức hạn chế và chưa gây ra những vụ động đất lớn nào.
Tuy vậy, Marsili, hiện là ngọn núi lửa dưới lòng biển lớn nhất châu Âu với chiều dài 70km và rộng 30km, vẫn được xếp vào nhóm bốn núi lửa dưới biển nguy hiểm nhất ở khu vực Địa Trung Hải, cùng với các núi Vavilov, Managhi và Palinuro, đều nằm gần bờ biển Italy./.
Tuyên bố của nhà nghiên cứu núi lửa Enzo Boschi trên nhật báo Corriere della Sera cho biết, núi lửa Marsili nằm cách mặt biển 450m, cách Napoli, thành phố lớn thứ ba của nước này 150km về phía Đông Nam, đang có những dấu hiệu "tỉnh giấc" sau nhiều thế kỷ "ngủ quên."
Các quan sát của nhóm nghiên cứu thuộc Viện địa vật lí và núi lửa Italy do ông Boschi đứng đầu đã nhận thấy núi lửa này không còn giữ được cấu trúc chắc chắn như trước, khi ở phần miệng của núi lửa trở nên mỏng hơn, dễ sụp đổ và đã đo được một số chấn rung nhẹ trong lòng biển thời gian gần đây. Điều đó có nghĩa là ngọn núi lửa này đang hoạt động ở cường độ thấp và có thể phun trào bất cứ lúc nào.
Theo nhà khoa học này, việc núi lửa hoạt động trở lại có thể giải phóng hàng triệu mét khối vật chất, tạo nên một làn sóng có mức độ tàn phá ghê gớm có thể nhấn chìm nhiều vùng ven biển miền Nam Italy, từ Campania, Calabria cho đến các đảo Sicilia và Sardegna.
Theo các nhà khoa học, núi lửa Marsili bắt đầu các hoạt động của mình từ cách đây gần 200.000 năm, nhưng ở mức hạn chế và chưa gây ra những vụ động đất lớn nào.
Tuy vậy, Marsili, hiện là ngọn núi lửa dưới lòng biển lớn nhất châu Âu với chiều dài 70km và rộng 30km, vẫn được xếp vào nhóm bốn núi lửa dưới biển nguy hiểm nhất ở khu vực Địa Trung Hải, cùng với các núi Vavilov, Managhi và Palinuro, đều nằm gần bờ biển Italy./.
(TTXVN/Vietnam+)