Sụ phát triển tự phát, thiếu quy hoạch của làng thu gom, tái chế phế liệu Đông Mẫu, xã Yên Đồng, huyện Yên Lạc, Vĩnh Phúc đã làm cho môi trường của làng ngày càng ô nhiễm trầm trọng.
Cả làng Đông Mẫu có hơn 40 cơ sở tái chế nhựa và hàng chục hộ tham gia thu mua phế thải nhựa cung cấp cho các cơ sở tái chế.
Nhựa phế thải được thu gom từ khắp nơi, với nhiều chủng loại như thùng đựng dầu mỡ, bình ắc quy, vỏ các dụng cụ điện tử. Do làng không có bãi tập kết phế liệu nên nhựa phế thải được các cơ sở để cả trong nhà, ngoài đường, chặn cả lối đi. Người dân luôn phải sống chung với rác thải nhựa.
Qua kiểm tra, tất cả các hộ tái chế nhựa trong làng đều không có hệ thống xử lý nước thải, nước thải từ công đoạn rửa và làm sạch nhựa đến quá trình xay nghiền nhựa được đổ trực tiếp ra cống, rãnh, ao hồ chung của cả làng gây ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước. Ngoài ra mùi các loại nhựa thải ra còn làm ô nhiễm bầu không khí.
Theo thống kê, mỗi tháng làng Đông Mẫu tái chế khoảng 150-200 tấn nhựa. Ước tính, mỗi hộ tái chế nhựa thải ra môi trường từ 3-5m3 nước thải nguy hại và khoảng 200 lít nước thải sinh hoạt/người/ngày và ngoài ra chưa kể lượng nước thải do chăn nuôi và các nghề khác thải ra.
Theo số liệu khảo sát mới đây của Viện Công nghệ môi trường, môi trường tại làng nghề Đông Mẫu đã bị ô nhiễm nghiêm trọng. Đặc biệt là hệ thống nước tại các ao, hồ, qua kiểm tra các chỉ tiêu như BOD, COD, tổng nitơ tổng photpho và các vi sinh vật đều vượt quá quy định cho phép từ vài lần đến vài chục lần.
Ủy ban Nhân dân xã Yên Đồng cũng đã có những biện pháp cụ thể để giải quyết vấn đề môi trường tại làng nghề. Nhưng mới chỉ dừng lại ở việc thành lập các đội thu gom rác tại thôn, tuy nhiên hiệu quả đạt được không cao.
Tỉnh cũng đã có dự án quy hoạch làng nghề ở xã Yên Đồng, nhưng đến nay vẫn chậm triển khai do thiếu vốn, công tác quy hoạch còn chậm, chưa đồng bộ, việc đền bù, giải phóng mặt bằng chưa đạt tiến độ đề ra./.
Cả làng Đông Mẫu có hơn 40 cơ sở tái chế nhựa và hàng chục hộ tham gia thu mua phế thải nhựa cung cấp cho các cơ sở tái chế.
Nhựa phế thải được thu gom từ khắp nơi, với nhiều chủng loại như thùng đựng dầu mỡ, bình ắc quy, vỏ các dụng cụ điện tử. Do làng không có bãi tập kết phế liệu nên nhựa phế thải được các cơ sở để cả trong nhà, ngoài đường, chặn cả lối đi. Người dân luôn phải sống chung với rác thải nhựa.
Qua kiểm tra, tất cả các hộ tái chế nhựa trong làng đều không có hệ thống xử lý nước thải, nước thải từ công đoạn rửa và làm sạch nhựa đến quá trình xay nghiền nhựa được đổ trực tiếp ra cống, rãnh, ao hồ chung của cả làng gây ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước. Ngoài ra mùi các loại nhựa thải ra còn làm ô nhiễm bầu không khí.
Theo thống kê, mỗi tháng làng Đông Mẫu tái chế khoảng 150-200 tấn nhựa. Ước tính, mỗi hộ tái chế nhựa thải ra môi trường từ 3-5m3 nước thải nguy hại và khoảng 200 lít nước thải sinh hoạt/người/ngày và ngoài ra chưa kể lượng nước thải do chăn nuôi và các nghề khác thải ra.
Theo số liệu khảo sát mới đây của Viện Công nghệ môi trường, môi trường tại làng nghề Đông Mẫu đã bị ô nhiễm nghiêm trọng. Đặc biệt là hệ thống nước tại các ao, hồ, qua kiểm tra các chỉ tiêu như BOD, COD, tổng nitơ tổng photpho và các vi sinh vật đều vượt quá quy định cho phép từ vài lần đến vài chục lần.
Ủy ban Nhân dân xã Yên Đồng cũng đã có những biện pháp cụ thể để giải quyết vấn đề môi trường tại làng nghề. Nhưng mới chỉ dừng lại ở việc thành lập các đội thu gom rác tại thôn, tuy nhiên hiệu quả đạt được không cao.
Tỉnh cũng đã có dự án quy hoạch làng nghề ở xã Yên Đồng, nhưng đến nay vẫn chậm triển khai do thiếu vốn, công tác quy hoạch còn chậm, chưa đồng bộ, việc đền bù, giải phóng mặt bằng chưa đạt tiến độ đề ra./.
Lâm Đào An (Vietnam+)