Ngày 22/8, Chính quyền của Tổng thống Mỹ Barak Obama hoan nghênh việc Nga gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), song cảnh báo các nhà xuất khẩu Mỹ sẽ phải chịu thiệt thòi nếu Quốc hội nước này không bãi bỏ "Tu chính án Jackson-Vanik", Luật bổ sung do Quốc hội Mỹ sử dụng từ năm 1974 nhằm hạn chế thương mại song phương với Nga và những nước bị coi là chưa có nền kinh tế thị trường.
Trong thông báo của mình, Đại diện Thương mại Ron Kirk nói rõ, Chính phủ Mỹ hoan nghênh việc Nga gia nhập WTO. Tuy nhiên, để các nhà sản xuất, công nhân, nhà cung cấp dịch vụ, nông dân và các chủ trang trại ở Mỹ được hưởng lợi hoàn toàn từ việc Nga gia nhập tổ chức thương mại lớn nhất thế giới thì Quốc hội phải hành động để bãi bỏ "Tu chính án Jackson-Vanik" và dành cho Nga các mối quan hệ thương mại bình thường vĩnh viễn (PNTR).
Với thông báo riêng, quyền Bộ trưởng Thương mại Rebecca Blank cũng kêu gọi Quốc hội bãi bỏ "Tu chính án Jackson-Vanik" và dành PNTR cho Nga, theo tinh thần các quy định thương mại của WTO.
Bà Blank nhấn mạnh, việc bãi bỏ luật bổ sung này giúp thúc đẩy xuất khẩu, tăng cường sức mạnh cho nền kinh tế và tạo thêm hàng nghìn việc làm cho người lao động Mỹ. Bà đồng thời lưu ý Nga từng đóng góp 140 triệu người tiêu dùng và một nền kinh tế trị giá 1.800 tỷ USD cho hệ thống thương mại toàn cầu.
Bà Blank khẳng định Chính phủ cam kết hợp tác với Quốc hội để thông qua việc dành PNTR cho Nga nhằm tạo điều kiện để các doanh nghiệp Mỹ có thể hưởng lợi trên thị trường Nga như các doanh nghiệp nước ngoài khác.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Victoria Nuland nhắc lại lập trường kiên quyết từ lâu của Chính quyền Tổng thống Obama ủng hộ Nga gia nhập WTO.
Tại buổi thông báo tin tức định kỳ trước báo giới, bà Nuland nói: "Chúng ta đã nghe Tổng thống Obama, Tổng thống đương nhiệm Nga Vladimia Putin và người tiền nhiệm của ông Putin là Thủ tướng đương nhiệm Nga Dmitry Medvedev khẳng định Nga và Mỹ chưa đạt khối lượng thương mại đúng tầm với tiềm năng của hai nước."
Văn phòng Thương mại cảnh báo Nga có thể trả đũa nếu Quốc hội Mỹ không "bật đèn xanh" để Washington bình thường hóa quan hệ với Mátxcơva.
Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc văn phòng Thomas Donohue cho rằng, nếu Quốc hội Mỹ không thông qua việc dành PNTR cho Nga thì Mátxcơva có quyền không cho Mỹ hưởng lợi từ việc Nga gia nhập WTO.
Hiệp hội các nhà sản xuất quốc gia Mỹ cũng hưởng ứng kêu gọi chôn vùi "Tu chính án Jackson-Vanik" nhằm giúp giới doanh nghiệp Mỹ vươn tới các thị trường mới và tận dụng triệt để các cơ hội thương mại.
Cùng ngày, Ủy viên Liên minh châu Âu (EU) phụ trách thương mại Karel De Gucht ca ngợi việc Nga gia nhập WTO là một sự thúc đẩy lớn đối với nền kinh tế đang suy sụp của châu Âu.
Theo ông Karel De Gucht , với nền kinh tế khổng lồ trị giá gần 2.000 tỷ USD, Nga giờ đây có thể tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư và thương mại, thúc đẩy quá trình hiện đại hóa kinh tế đất nước và mang lại nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp cả của Nga lẫn châu Âu.
Ủy viên EU bày tỏ tin tưởng, Nga sẽ đáp ứng các quy định và tiêu chuẩn thương mại quốc tế đã cam kết. EU là đối tác thương mại hàng đầu của Nga và Nga là đối tác thương mại thứ ba của EU.
Giới chuyên gia nhận định, việc Nga gia nhập WTO là "cuộc chơi 50/50 về tỷ lệ được-mất." Trong tương lại gần, Nga có thể không được hưởng lợi tức thì vì một số khu vực trong nền kinh tế có thể chịu thiệt hại do nhà nước phải từng bước hạ mức trần thuế quan trong khi thu ngân sách có thể giảm.
[Gia nhập WTO, cơ hội để Nga điều chỉnh kinh tế]
Về dài hạn, việc gia nhập WTO sẽ nâng cao năng lực cạnh tranh của Nga, tạo điều kiện cho việc cơ cấu lại nền kinh tế và thay đổi mô hình tăng trưởng, đặc biệt sẽ giúp Nga thực hiện mục tiêu nằm trong "Top 5" những nền kinh tế hàng đầu thế giới. Nga cũng sẽ được quyền tham gia hoạch định chính sách thương mại toàn cầu.
Đối với thế giới, việc Nga gia nhập WTO được xem là một bước tiến lớn trong tiến trình tự do hóa thương mại toàn cầu kể từ khi Trung Quốc gia nhập tổ chức này cách đây một thập kỷ.
Là một nền kinh tế lớn, Nga sẽ mang lại cho WTO sức sống mới, thay đổi cán cân quyền lực trong WTO thông qua việc phối hợp lập trường của các nước thuộc Nhóm các nền kinh tế mới nổi (BRIC) trong vòng đàm phán Doha về tự do hóa thương mại toàn cầu và bảo vệ lợi ích của các nước đang phát triển./.
Trong thông báo của mình, Đại diện Thương mại Ron Kirk nói rõ, Chính phủ Mỹ hoan nghênh việc Nga gia nhập WTO. Tuy nhiên, để các nhà sản xuất, công nhân, nhà cung cấp dịch vụ, nông dân và các chủ trang trại ở Mỹ được hưởng lợi hoàn toàn từ việc Nga gia nhập tổ chức thương mại lớn nhất thế giới thì Quốc hội phải hành động để bãi bỏ "Tu chính án Jackson-Vanik" và dành cho Nga các mối quan hệ thương mại bình thường vĩnh viễn (PNTR).
Với thông báo riêng, quyền Bộ trưởng Thương mại Rebecca Blank cũng kêu gọi Quốc hội bãi bỏ "Tu chính án Jackson-Vanik" và dành PNTR cho Nga, theo tinh thần các quy định thương mại của WTO.
Bà Blank nhấn mạnh, việc bãi bỏ luật bổ sung này giúp thúc đẩy xuất khẩu, tăng cường sức mạnh cho nền kinh tế và tạo thêm hàng nghìn việc làm cho người lao động Mỹ. Bà đồng thời lưu ý Nga từng đóng góp 140 triệu người tiêu dùng và một nền kinh tế trị giá 1.800 tỷ USD cho hệ thống thương mại toàn cầu.
Bà Blank khẳng định Chính phủ cam kết hợp tác với Quốc hội để thông qua việc dành PNTR cho Nga nhằm tạo điều kiện để các doanh nghiệp Mỹ có thể hưởng lợi trên thị trường Nga như các doanh nghiệp nước ngoài khác.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Victoria Nuland nhắc lại lập trường kiên quyết từ lâu của Chính quyền Tổng thống Obama ủng hộ Nga gia nhập WTO.
Tại buổi thông báo tin tức định kỳ trước báo giới, bà Nuland nói: "Chúng ta đã nghe Tổng thống Obama, Tổng thống đương nhiệm Nga Vladimia Putin và người tiền nhiệm của ông Putin là Thủ tướng đương nhiệm Nga Dmitry Medvedev khẳng định Nga và Mỹ chưa đạt khối lượng thương mại đúng tầm với tiềm năng của hai nước."
Văn phòng Thương mại cảnh báo Nga có thể trả đũa nếu Quốc hội Mỹ không "bật đèn xanh" để Washington bình thường hóa quan hệ với Mátxcơva.
Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc văn phòng Thomas Donohue cho rằng, nếu Quốc hội Mỹ không thông qua việc dành PNTR cho Nga thì Mátxcơva có quyền không cho Mỹ hưởng lợi từ việc Nga gia nhập WTO.
Hiệp hội các nhà sản xuất quốc gia Mỹ cũng hưởng ứng kêu gọi chôn vùi "Tu chính án Jackson-Vanik" nhằm giúp giới doanh nghiệp Mỹ vươn tới các thị trường mới và tận dụng triệt để các cơ hội thương mại.
Cùng ngày, Ủy viên Liên minh châu Âu (EU) phụ trách thương mại Karel De Gucht ca ngợi việc Nga gia nhập WTO là một sự thúc đẩy lớn đối với nền kinh tế đang suy sụp của châu Âu.
Theo ông Karel De Gucht , với nền kinh tế khổng lồ trị giá gần 2.000 tỷ USD, Nga giờ đây có thể tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư và thương mại, thúc đẩy quá trình hiện đại hóa kinh tế đất nước và mang lại nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp cả của Nga lẫn châu Âu.
Ủy viên EU bày tỏ tin tưởng, Nga sẽ đáp ứng các quy định và tiêu chuẩn thương mại quốc tế đã cam kết. EU là đối tác thương mại hàng đầu của Nga và Nga là đối tác thương mại thứ ba của EU.
Giới chuyên gia nhận định, việc Nga gia nhập WTO là "cuộc chơi 50/50 về tỷ lệ được-mất." Trong tương lại gần, Nga có thể không được hưởng lợi tức thì vì một số khu vực trong nền kinh tế có thể chịu thiệt hại do nhà nước phải từng bước hạ mức trần thuế quan trong khi thu ngân sách có thể giảm.
[Gia nhập WTO, cơ hội để Nga điều chỉnh kinh tế]
Về dài hạn, việc gia nhập WTO sẽ nâng cao năng lực cạnh tranh của Nga, tạo điều kiện cho việc cơ cấu lại nền kinh tế và thay đổi mô hình tăng trưởng, đặc biệt sẽ giúp Nga thực hiện mục tiêu nằm trong "Top 5" những nền kinh tế hàng đầu thế giới. Nga cũng sẽ được quyền tham gia hoạch định chính sách thương mại toàn cầu.
Đối với thế giới, việc Nga gia nhập WTO được xem là một bước tiến lớn trong tiến trình tự do hóa thương mại toàn cầu kể từ khi Trung Quốc gia nhập tổ chức này cách đây một thập kỷ.
Là một nền kinh tế lớn, Nga sẽ mang lại cho WTO sức sống mới, thay đổi cán cân quyền lực trong WTO thông qua việc phối hợp lập trường của các nước thuộc Nhóm các nền kinh tế mới nổi (BRIC) trong vòng đàm phán Doha về tự do hóa thương mại toàn cầu và bảo vệ lợi ích của các nước đang phát triển./.
(TTXVN)