Thông tin cựu chủ tịch Tập đoàn Samsung Lee Kun-hee trở lại công việc kinh doanh bằng việc nhận lời làm giám đốc Công ty điện tử Samsung được hầu hết các báo ở Hàn Quốc đưa lên trang nhất.
Việc trở lại nắm quyền điều hành công ty điện tử Samsung, công ty đầu tàu và giữ thế cạnh tranh mạnh nhất của tập đoàn, được xem như một tin vui về kinh tế và được giới doanh nhân nói chung trông đợi.
Liên đoàn công nghiệp Hàn Quốc (FKI) và Phòng Thương mại và Công nghiệp Hàn Quốc (Korcham) đánh giá việc ông Lee trở lại là một cơ hội tốt để tập đoàn Samsung trở thành một tập đoàn toàn cầu.
Trong khi đó, Liên đoàn giới chủ Hàn Quốc (KEF) cũng khẳng định rằng việc ông Lee trở lại là rất kịp thời và có ý nghĩa trong bối cảnh cả kinh tế toàn cầu lẫn nền kinh tế Hàn Quốc chưa được hồi phục hoàn toàn.
Phát ngôn viên của Samsung cho biết quyết định trên được đưa ra sau hai phiên họp ngày 17 và 24/2 của hội đồng các giám đốc công ty con thuộc tập đoàn.
Thông cáo báo chí của Samsung đưa ra có nội dung Samsung cần cựu chủ tịch Lee trở lại vì tập đoàn này cần tận dụng kinh nghiệm và tài năng kinh doanh của ông nhằm nắm bắt các cơ hội trên thị trường toàn cầu trong bối cảnh các yếu tố bất ổn kinh tế trong và ngoài nước đang gia tăng.
Tin nói rằng Samsung đã phải chờ đợi một tháng để có được lời chấp thuận của cựu chủ tịch Lee.
Năm 2008, ông Lee Kun-hee đã phải từ chức và chấp hành án phạt giam ba năm với tội danh trốn thuế, lạm dụng tín nhiệm và giao dịch trái phiếu bất hợp pháp.
Chính phủ của Tổng thống Lee Myung-bak cuối năm 2009 đã ân xá đặc biệt để tạo điều kiện cho ông có cơ hội tham gia Ủy ban Olympic quốc tế, theo đó có thể giúp Hàn Quốc giành quyền đăng cai Thế vận hội mùa Đông 2018.
Sự trở lại Samsung của ông Lee được kỳ vọng sẽ tạo một động lực tăng trưởng mới cho tập đoàn này phát triển thành tập đoàn toàn cầu và có năng lực cạnh tranh mạnh trong bối cảnh Hội đồng quản trị của Samsung thời gian qua bị cho là phản ứng chậm trong việc ra quyết định trước sự cố Toyota.
Trong phát biểu của mình tại Samsung, ông Lee cho rằng cuộc khủng hoảng hiện tại vẫn đang hiện hữu, không ai có thể biết được điều gì sẽ xảy ra với Samsung trong khi các tập đoàn lớn trên toàn cầu vẫn đang sụp đổ.
Trong một thập kỷ tới, ông Lee cho rằng hầu hết các hạng mục kinh doanh chính và sản phẩm của Samsung có thể sẽ biến mất và vì thế Samsung sẽ phải nỗ lực để gây dựng lại tất cả. Chính vì vậy và sẽ không có thời gian để cho sự do dự.
Vị cựu chủ tịch 68 tuổi này, trước khi phải chấp hành án phạt tù, từng là tháp trung tâm điều phối chiến lược của tập đoàn Samsung, nơi định hoạt chiến lược kinh doanh cho 60 công ty con thuộc tập đoàn.
Một nguồn tin thân cận với ông Lee cho biết ông nhận lời lãnh đạo Samsung điện tử bởi công ty này đang trở nên yếu thế về cạnh tranh.
Hiện tại, mức độ cạnh tranh trên thị trường chip điện tử và LCD đang gia tăng. Trong khi đối thủ chính của Samsung là Sony đã lấy đà trở lại và duy trì ưu thế trên thị trường tivi, Samsung điện tử hiện vẫn chịu sức ép vì chưa cho ra được sản phẩm điện thoại thông minh có thể cạnh tranh được với iPhone hay BlackBerry./.
Việc trở lại nắm quyền điều hành công ty điện tử Samsung, công ty đầu tàu và giữ thế cạnh tranh mạnh nhất của tập đoàn, được xem như một tin vui về kinh tế và được giới doanh nhân nói chung trông đợi.
Liên đoàn công nghiệp Hàn Quốc (FKI) và Phòng Thương mại và Công nghiệp Hàn Quốc (Korcham) đánh giá việc ông Lee trở lại là một cơ hội tốt để tập đoàn Samsung trở thành một tập đoàn toàn cầu.
Trong khi đó, Liên đoàn giới chủ Hàn Quốc (KEF) cũng khẳng định rằng việc ông Lee trở lại là rất kịp thời và có ý nghĩa trong bối cảnh cả kinh tế toàn cầu lẫn nền kinh tế Hàn Quốc chưa được hồi phục hoàn toàn.
Phát ngôn viên của Samsung cho biết quyết định trên được đưa ra sau hai phiên họp ngày 17 và 24/2 của hội đồng các giám đốc công ty con thuộc tập đoàn.
Thông cáo báo chí của Samsung đưa ra có nội dung Samsung cần cựu chủ tịch Lee trở lại vì tập đoàn này cần tận dụng kinh nghiệm và tài năng kinh doanh của ông nhằm nắm bắt các cơ hội trên thị trường toàn cầu trong bối cảnh các yếu tố bất ổn kinh tế trong và ngoài nước đang gia tăng.
Tin nói rằng Samsung đã phải chờ đợi một tháng để có được lời chấp thuận của cựu chủ tịch Lee.
Năm 2008, ông Lee Kun-hee đã phải từ chức và chấp hành án phạt giam ba năm với tội danh trốn thuế, lạm dụng tín nhiệm và giao dịch trái phiếu bất hợp pháp.
Chính phủ của Tổng thống Lee Myung-bak cuối năm 2009 đã ân xá đặc biệt để tạo điều kiện cho ông có cơ hội tham gia Ủy ban Olympic quốc tế, theo đó có thể giúp Hàn Quốc giành quyền đăng cai Thế vận hội mùa Đông 2018.
Sự trở lại Samsung của ông Lee được kỳ vọng sẽ tạo một động lực tăng trưởng mới cho tập đoàn này phát triển thành tập đoàn toàn cầu và có năng lực cạnh tranh mạnh trong bối cảnh Hội đồng quản trị của Samsung thời gian qua bị cho là phản ứng chậm trong việc ra quyết định trước sự cố Toyota.
Trong phát biểu của mình tại Samsung, ông Lee cho rằng cuộc khủng hoảng hiện tại vẫn đang hiện hữu, không ai có thể biết được điều gì sẽ xảy ra với Samsung trong khi các tập đoàn lớn trên toàn cầu vẫn đang sụp đổ.
Trong một thập kỷ tới, ông Lee cho rằng hầu hết các hạng mục kinh doanh chính và sản phẩm của Samsung có thể sẽ biến mất và vì thế Samsung sẽ phải nỗ lực để gây dựng lại tất cả. Chính vì vậy và sẽ không có thời gian để cho sự do dự.
Vị cựu chủ tịch 68 tuổi này, trước khi phải chấp hành án phạt tù, từng là tháp trung tâm điều phối chiến lược của tập đoàn Samsung, nơi định hoạt chiến lược kinh doanh cho 60 công ty con thuộc tập đoàn.
Một nguồn tin thân cận với ông Lee cho biết ông nhận lời lãnh đạo Samsung điện tử bởi công ty này đang trở nên yếu thế về cạnh tranh.
Hiện tại, mức độ cạnh tranh trên thị trường chip điện tử và LCD đang gia tăng. Trong khi đối thủ chính của Samsung là Sony đã lấy đà trở lại và duy trì ưu thế trên thị trường tivi, Samsung điện tử hiện vẫn chịu sức ép vì chưa cho ra được sản phẩm điện thoại thông minh có thể cạnh tranh được với iPhone hay BlackBerry./.
Khánh Vân/Seoul (Vietnam+)