Theo dự báo chính thức của Mỹ, giá dầu thô cao hơn nhờ sự phục hồi kinh tế toàn cầu sẽ có thể giúp Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu lửa (OPEC) bỏ túi thêm hơn 200 tỷ USD năm 2010.
Số tiền OPEC bỏ túi có thể còn tăng hơn nữa năm 2011, với kim ngạch xuất khẩu dầu lửa của 12 nước OPEC tăng 576 tỷ USD năm 2009 lên 767 tỷ USD năm 2010 và 833 tỷ USD năm 2011, song vẫn thấp hơn nhiều mức tương ứng kỷ lục 966 tỷ USD năm 2008, khi giá dầu đạt ngưỡng trung bình 95 USD/thùng và sản lượng của OPEC cao hơn ít nhất 2,5 triệu thùng/ngày so với mức sản xuất hiện nay.
Cơ quan Thông tin Năng lượng thuộc Bộ Năng lượng Mỹ cho rằng thu nhập của OPEC năm 2010 cao hơn một chút so với con số được dự báo 750 tỷ USD hồi tháng 12/2009, nhờ sự phục hồi kinh tế toàn cầu. Giá dầu đã giảm gần 35%, xuống mức trung bình 62 USD/thùng năm 2009 do nhu cầu quốc tế giảm mạnh.
Các nhà phân tích tin rằng giá dầu có thể đã giảm sâu dưới mức trung bình này nếu OPEC không quyết định cắt giảm nguồn cung tổng cộng 4,2 triệu thùng/ngày trong suốt năm 2009.
Theo Viện Tài chính Quốc tế đặt tại Washington và các tổ chức toàn cầu và khu vực khác, giá dầu có thể đạt mức trung bình 72 USD trong năm nay và tăng cao hơn trong năm 2011. Trong khi mức giá này sẽ vẫn thấp hơn đỉnh 2008, chúng sẽ cao hơn nhiều so với những năm trước, khi giá dầu trung bình khoảng 20-30 USD/thùng trong giai đoạn 2000-2003 và đạt mức thấp nhất là 12 USD/thùng năm 1998.
Thu nhập của OPEC năm 2009 vẫn cao hơn nhiều so với giai đoạn trước đó, với 595 tỷ USD năm 2007 và khoảng 515 tỷ USD năm 2006.
Theo Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng Toàn cầu đặt tại London, OPEC chỉ thu được gần 177 tỷ USD từ dầu mỏ năm 2002 và chỉ có 103 tỷ USD năm 1998.
Năm 2009, Arập Xêút là nước có doanh thu cao nhất, với lượng dầu khai thác chiếm gần 1/3 tổng sản lượng dầu mỏ của OPEC và 10% nguồn cung cấp dầu thô thế giới. Năm 2009, thu nhập của quốc gia vùng Vịnh này đạt khoảng 154 tỷ USD, thấp hơn nhiều mức doanh thu kỷ lục 285 tỷ USD năm 2008.
Iran là nước thu lợi lớn thứ hai với khoảng 55 tỷ USD năm 2009. Tiếp theo là Các Tiểu vương quốc Arập Thống nhất (UAE) 52 tỷ, Kuwait 46 tỷ USD, Nigeria 46 tỷ, Algeria 43 tỷ, Angola 42 tỷ, Iraq 37 tỷ, Libya 34 tỷ, Venezuela 33 tỷ, Qatar 24 tỷ và cho Ecuador 6 tỷ USD.
Các nguồn tin trong ngành dầu lửa dự đoán thu nhập của Arập Xêút năm 2010 sẽ vượt 170 tỷ USD và UAE là gần 60 tỷ USD./.
Số tiền OPEC bỏ túi có thể còn tăng hơn nữa năm 2011, với kim ngạch xuất khẩu dầu lửa của 12 nước OPEC tăng 576 tỷ USD năm 2009 lên 767 tỷ USD năm 2010 và 833 tỷ USD năm 2011, song vẫn thấp hơn nhiều mức tương ứng kỷ lục 966 tỷ USD năm 2008, khi giá dầu đạt ngưỡng trung bình 95 USD/thùng và sản lượng của OPEC cao hơn ít nhất 2,5 triệu thùng/ngày so với mức sản xuất hiện nay.
Cơ quan Thông tin Năng lượng thuộc Bộ Năng lượng Mỹ cho rằng thu nhập của OPEC năm 2010 cao hơn một chút so với con số được dự báo 750 tỷ USD hồi tháng 12/2009, nhờ sự phục hồi kinh tế toàn cầu. Giá dầu đã giảm gần 35%, xuống mức trung bình 62 USD/thùng năm 2009 do nhu cầu quốc tế giảm mạnh.
Các nhà phân tích tin rằng giá dầu có thể đã giảm sâu dưới mức trung bình này nếu OPEC không quyết định cắt giảm nguồn cung tổng cộng 4,2 triệu thùng/ngày trong suốt năm 2009.
Theo Viện Tài chính Quốc tế đặt tại Washington và các tổ chức toàn cầu và khu vực khác, giá dầu có thể đạt mức trung bình 72 USD trong năm nay và tăng cao hơn trong năm 2011. Trong khi mức giá này sẽ vẫn thấp hơn đỉnh 2008, chúng sẽ cao hơn nhiều so với những năm trước, khi giá dầu trung bình khoảng 20-30 USD/thùng trong giai đoạn 2000-2003 và đạt mức thấp nhất là 12 USD/thùng năm 1998.
Thu nhập của OPEC năm 2009 vẫn cao hơn nhiều so với giai đoạn trước đó, với 595 tỷ USD năm 2007 và khoảng 515 tỷ USD năm 2006.
Theo Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng Toàn cầu đặt tại London, OPEC chỉ thu được gần 177 tỷ USD từ dầu mỏ năm 2002 và chỉ có 103 tỷ USD năm 1998.
Năm 2009, Arập Xêút là nước có doanh thu cao nhất, với lượng dầu khai thác chiếm gần 1/3 tổng sản lượng dầu mỏ của OPEC và 10% nguồn cung cấp dầu thô thế giới. Năm 2009, thu nhập của quốc gia vùng Vịnh này đạt khoảng 154 tỷ USD, thấp hơn nhiều mức doanh thu kỷ lục 285 tỷ USD năm 2008.
Iran là nước thu lợi lớn thứ hai với khoảng 55 tỷ USD năm 2009. Tiếp theo là Các Tiểu vương quốc Arập Thống nhất (UAE) 52 tỷ, Kuwait 46 tỷ USD, Nigeria 46 tỷ, Algeria 43 tỷ, Angola 42 tỷ, Iraq 37 tỷ, Libya 34 tỷ, Venezuela 33 tỷ, Qatar 24 tỷ và cho Ecuador 6 tỷ USD.
Các nguồn tin trong ngành dầu lửa dự đoán thu nhập của Arập Xêút năm 2010 sẽ vượt 170 tỷ USD và UAE là gần 60 tỷ USD./.
Bùi Hoàn (Vietnam+)