Ngày 21/11, các chỉ huy cấp cao của lực lượng Taliban ở Pakistan cho biết lực lượng này đang tiến hành các cuộc đàm phán bước đầu với chính phủ nhằm chấm dứt những vụ đánh bom vốn đã làm hàng nghìn người thiệt mạng.
Hãng tin AFP của Pháp, dẫn lời một chi huy cấp cao Taliban, tự nhận là thuộc một phái đoàn đàm phán 10 thành viên, nói: "Các cuộc hòa đàm với chính phủ đang tiếp tục và chúng tôi đã tiến hành hai vòng đàm phán."
Hãng tin AP của Mỹ, dẫn nguồn tin quan chức tình báo cũng cho biết các nhà trung gian chính phủ, bao gồm các cựu quan chức và các trưởng lão bộ tộc, đã tiến hành đàm phán sơ bộ với Taliban trong những tháng gần đây nhằm tìm cách khởi động các cuộc thương lượng hòa bình.
Các thỏa thuận hòa bình trước đây giữa Chính phủ Pakistan và các tay súng Hồi giáo đã nhanh chóng sụp đổ. Mỹ cũng như dư luận tại Pakistan chỉ trích các thỏa thuận hòa bình giúp Taliban có thời gian củng cố lực lượng để tiến hành hàng loạt vụ tấn công mới.
Theo chỉ huy Taliban nói trên, lực lượng này đưa ra các điều kiện, trong đó có việc quân chính phủ rút khỏi khu vực bộ tộc Nam Waziristan, nơi ẩn náu chủ yếu của Taliban trước khi chính phủ tiến hành chiến dịch quân sự lớn truy quét phiến quân ở khu vực này năm 2009.
Taliban cũng đòi chính phủ bồi thường những thiệt hại do chiến dịch này, đồng thời thả các tay súng bị bắt giữ và cho phép các thủ lĩnh phiến quân được tự do đi lại trong nước.
Giới phân tích cho rằng một thỏa thuận hòa bình có thể mang lại hy vọng chấm dứt tình trạng giao tranh gây nhiều đổ máu ở Pakistan, song không rõ các cuộc thương lượng có đi đến kết quả hay không, đồng thời liệu lực lượng Taliban có đủ nhất trí để đạt thỏa thuận với chính phủ và để thỏa thuận được thực thi lâu dài hay không.
Trong khi một chỉ huy khác của Taliban xác nhận đã có những tiếp xúc bước đầu với chính phủ và lực lượng Taliban ở khắp khu vực bộ tộc đã nhất trí tán thành, thì phát ngôn chính của phái Taliban có ảnh hưởng ở Pakistan là Tehreek-e-Taliban lại phủ nhận việc đàm phán.
Trong khi đó, bạo lực vẫn tiếp diễn với hai vụ tấn công xảy ra trong cùng ngày làm 16 binh sỹ Pakistan thiệt mạng, trong đó một vụ phục kích bị cho là do những phần tử ly khai Baluch ở Tây Nam gây ra và một vụ tấn công do Taliban gây ra.
Theo thống kê, đánh bom liều chết và những cuộc tấn công do Taliban cùng các nhánh của mạng lưới khủng bố al-Qaeda gây ra đã làm hơn 4.700 người thiệt mạng tại Pakistan kể từ tháng 7/2007./.
Hãng tin AFP của Pháp, dẫn lời một chi huy cấp cao Taliban, tự nhận là thuộc một phái đoàn đàm phán 10 thành viên, nói: "Các cuộc hòa đàm với chính phủ đang tiếp tục và chúng tôi đã tiến hành hai vòng đàm phán."
Hãng tin AP của Mỹ, dẫn nguồn tin quan chức tình báo cũng cho biết các nhà trung gian chính phủ, bao gồm các cựu quan chức và các trưởng lão bộ tộc, đã tiến hành đàm phán sơ bộ với Taliban trong những tháng gần đây nhằm tìm cách khởi động các cuộc thương lượng hòa bình.
Các thỏa thuận hòa bình trước đây giữa Chính phủ Pakistan và các tay súng Hồi giáo đã nhanh chóng sụp đổ. Mỹ cũng như dư luận tại Pakistan chỉ trích các thỏa thuận hòa bình giúp Taliban có thời gian củng cố lực lượng để tiến hành hàng loạt vụ tấn công mới.
Theo chỉ huy Taliban nói trên, lực lượng này đưa ra các điều kiện, trong đó có việc quân chính phủ rút khỏi khu vực bộ tộc Nam Waziristan, nơi ẩn náu chủ yếu của Taliban trước khi chính phủ tiến hành chiến dịch quân sự lớn truy quét phiến quân ở khu vực này năm 2009.
Taliban cũng đòi chính phủ bồi thường những thiệt hại do chiến dịch này, đồng thời thả các tay súng bị bắt giữ và cho phép các thủ lĩnh phiến quân được tự do đi lại trong nước.
Giới phân tích cho rằng một thỏa thuận hòa bình có thể mang lại hy vọng chấm dứt tình trạng giao tranh gây nhiều đổ máu ở Pakistan, song không rõ các cuộc thương lượng có đi đến kết quả hay không, đồng thời liệu lực lượng Taliban có đủ nhất trí để đạt thỏa thuận với chính phủ và để thỏa thuận được thực thi lâu dài hay không.
Trong khi một chỉ huy khác của Taliban xác nhận đã có những tiếp xúc bước đầu với chính phủ và lực lượng Taliban ở khắp khu vực bộ tộc đã nhất trí tán thành, thì phát ngôn chính của phái Taliban có ảnh hưởng ở Pakistan là Tehreek-e-Taliban lại phủ nhận việc đàm phán.
Trong khi đó, bạo lực vẫn tiếp diễn với hai vụ tấn công xảy ra trong cùng ngày làm 16 binh sỹ Pakistan thiệt mạng, trong đó một vụ phục kích bị cho là do những phần tử ly khai Baluch ở Tây Nam gây ra và một vụ tấn công do Taliban gây ra.
Theo thống kê, đánh bom liều chết và những cuộc tấn công do Taliban cùng các nhánh của mạng lưới khủng bố al-Qaeda gây ra đã làm hơn 4.700 người thiệt mạng tại Pakistan kể từ tháng 7/2007./.
(TTXVN/Vietnam+)