Theo Tân Hoa xã, quan chức Palestine Saeb Erekatadded ngày 1/12 cho biết Palestine có thể nối lại hòa đàm với Israel trên cơ sở nghị quyết của Liên hợp quốc trao cho Palestine quy chế nhà nước phi thành viên.
Ông Erekatadded, một thành viên trong phái đoàn Palestine tham dự phiên bỏ phiếu hôm 29/11 tại Đại hội đồng Liên hợp quốc, khẳng định “luật chơi với Israel sẽ không giống với trước đây,” Tel Aviv phải ngừng các hoạt động định cư của người Do Thái ở Bờ Tây và Đông Jerusalem, đồng thời quan chức này cho hay ban lãnh đạo Palestine sẽ bắt đầu nghiên cứu biện pháp gia nhập các cơ quan khác của Liên hợp quốc và ký vào Công ước Geneva thứ 4 “để khởi động quy chế nhà nước của chúng tôi.”
Ban lãnh đạo Palestine sẽ tiến hành các cuộc họp trong ba ngày ở Bờ Tây sau khi Tổng thống Mahmoud Abbas trở về vào ngày 2/12 “để thúc đẩy thành quả chứ không phải để ăn mừng.”
Tiến trình đàm phán giữa Israel và Chính quyền Dân tộc Palestine đã bị ngưng trệ do tranh cãi liên quan đến hoạt động xây dựng các khu định cư năm 2010. Thất bại này đã khiến ban lãnh đạo Palestine tìm kiếm sự công nhận của Liên hợp quốc.
Sau khi không thể đạt được quy chế thành viên chính thức hồi năm ngoái, 138 quốc gia thành viên Đại hội đồng Liên hợp quốc đã bỏ phiếu ủng hộ nâng cấp quy chế Palestine lên nhà nước quan sát viên./.
Ông Erekatadded, một thành viên trong phái đoàn Palestine tham dự phiên bỏ phiếu hôm 29/11 tại Đại hội đồng Liên hợp quốc, khẳng định “luật chơi với Israel sẽ không giống với trước đây,” Tel Aviv phải ngừng các hoạt động định cư của người Do Thái ở Bờ Tây và Đông Jerusalem, đồng thời quan chức này cho hay ban lãnh đạo Palestine sẽ bắt đầu nghiên cứu biện pháp gia nhập các cơ quan khác của Liên hợp quốc và ký vào Công ước Geneva thứ 4 “để khởi động quy chế nhà nước của chúng tôi.”
Ban lãnh đạo Palestine sẽ tiến hành các cuộc họp trong ba ngày ở Bờ Tây sau khi Tổng thống Mahmoud Abbas trở về vào ngày 2/12 “để thúc đẩy thành quả chứ không phải để ăn mừng.”
Tiến trình đàm phán giữa Israel và Chính quyền Dân tộc Palestine đã bị ngưng trệ do tranh cãi liên quan đến hoạt động xây dựng các khu định cư năm 2010. Thất bại này đã khiến ban lãnh đạo Palestine tìm kiếm sự công nhận của Liên hợp quốc.
Sau khi không thể đạt được quy chế thành viên chính thức hồi năm ngoái, 138 quốc gia thành viên Đại hội đồng Liên hợp quốc đã bỏ phiếu ủng hộ nâng cấp quy chế Palestine lên nhà nước quan sát viên./.
(Vietnam+)