Qua một thời gian theo dõi, áp dụng đồng bộ các biện pháp trinh sát nghiệp vụ, Cơ quan công an đã phát hiện và triệt phá thành công một đường dây vận chuyển 500 triệu đồng tiền giả vào Việt Nam.
Chiều hôm nay, 23/4, Công an quận Hai Bà Trưng cho hay, đơn vị này đang tạm giữ 4 đối tượng trong đường dây vận chuyển, tiêu thụ tiền giả vào Việt Nam.
Cụ thể, qua quá trình theo dõi, điều tra, cơ quan cảnh sát điều tra đã phát hiện ra một đường dây chuyên vận chuyển tiền từ bên kia biên giới vào Lạng Sơn. Các đối tượng này sau đó tiếp tục đưa tiền qua Hải Phòng, Hải Dương, Hà Nội rồi tiếp tục đi sâu về phía vùng biên Điện Biên.
Lượng tiền giả này thường được các đối tượng dùng để mua ma túy tại Điện Biên hoặc ném vào các xới bạc.
Thủ đoạn của các đối tượng cũng rất tinh vi. Hầu hết tiền giả đều được giấu kín trong làn, phía trên còn chất đầy sữa, đồ đạc… Có đối tượng khi vận chuyển tiền còn mang theo con nhỏ mới hơn 20 tháng tuổi. Đặc biệt hơn, các đối tượng chỉ chấp nhận giao dịch tiền ở Hải Dương.
Dựa vào những thông tin này, chuyên án mang bí số 555N đã được mở.
Sau một thời gian dài ngoại tuyến, kiên trì mật phục, áp dụng đồng bộ các biện pháp trinh sát nghiệp vụ liên hoàn, hồi 18 giờ ngày 22/5, khi biết số tiền đã về địa phận Hải Dương, cảnh sát “dụ” chúng đưa về Hà Nội song không có kết quả. Tổ phá án quyết định phá đường dây này tại Hải Dương.
Khi số tiền giả đang trên đường vận chuyển đi tiêu thụ, lực lượng Cảnh sát điều tra Công an quận Hai Bà Trưng phối hợp với bộ phận nghiệp vụ kỹ thuật C47 đã bắt quả tang hai đối tượng có hành vi vận chuyển, lưu hành tiền giả là: Nguyễn Thị Nga (sinh năm 1973), từng có một tiền án về tội buôn bán tiền giả, và chồng Nga là Đặng Hải Long (sinh năm 1973, cùng trú tại Lũy Dương, Gia Lương, Gia Lộc, Hải Dương), có hai tiền án về đánh bạc và lưu hành tiền giả.
Tang vật thu giữ tại chỗ gồm: 2.488 tờ tiền giả mệnh giá 200.000 VND Polyme Ngân hàng Nhà nước Việt Nam bằng 497.600.000 VND, cùng với một xe máy, hai điện thoại di động và các vật dụng ngụy trang khác.
Điểm đáng chú ý, tiền giả này rất khó nhận biết. Điểm khác biệt chỉ là nếu vò bằng tay, tiền giả không duỗi ra được như tiền thật.
Truy xét nóng, mở rộng vụ án làm rõ các đối tượng có liên quan, đến 19 giờ 30 cùng ngày, lực lượng trinh sát đã bắt giữ tiếp được hai đối tượng là: Lâm Thúy Hiền (sinh năm 1984), và chồng là Phương Văn Huy (sinh năm 1978, cùng trú tại xã Chi Lăng, huyện Chi Lăng, Lạng Sơn) trong lúc hai đối tượng đang tìm cách bỏ trốn khỏi địa bàn Gia Lộc (Hải Dương). Đây là hai đối tượng vận chuyển số lượng tiền giả trên từ Lạng Sơn về Hải Dương giao cho vợ chồng Nga - Long.
Đến 21 giờ cùng ngày, khám xét khẩn cấp nơi ở của cặp vợ chồng Nga Long, Cơ quan Cảnh sát điều tra đã thu giữ được một số lượng tiền mặt, tài liệu giấy tờ liên quan đến hoạt động phạm tội của các đối tượng.
Hiện cơ quan Cảnh sát điều tra Công an quận Hai Bà Trưng đã lập biên bản bắt người phạm tội quả tang đối với Nguyễn Thị Nga và thực hiện lệnh bắt khẩn cấp đối với ba đối tượng: Đặng Hải Long, Lâm Thúy Hiền, Phương Văn Huy. Đồng thời, tiếp tục điều tra, truy xét mở rộng, làm rõ các đối tượng liên quan
Đánh giá về chuyên án, Đại tá Nguyễn Hùng Lĩnh, cục trưởng Cục an ninh tài chính tiền tệ đầu tư (Bộ công an) cho rằng công tác trinh sát nội tuyến là một trong những khâu khá quan trọng. Ông cho biết, thời gian tới, các bộ phận nghiệp vụ của Bộ sẽ tiến hành khảo sát trên một số tuyến ở phía Bắc và Nam để có biện pháp ngăn chặn tuồn tiền giả từ nước ngoài vào Việt Nam./.
Chiều hôm nay, 23/4, Công an quận Hai Bà Trưng cho hay, đơn vị này đang tạm giữ 4 đối tượng trong đường dây vận chuyển, tiêu thụ tiền giả vào Việt Nam.
Cụ thể, qua quá trình theo dõi, điều tra, cơ quan cảnh sát điều tra đã phát hiện ra một đường dây chuyên vận chuyển tiền từ bên kia biên giới vào Lạng Sơn. Các đối tượng này sau đó tiếp tục đưa tiền qua Hải Phòng, Hải Dương, Hà Nội rồi tiếp tục đi sâu về phía vùng biên Điện Biên.
Lượng tiền giả này thường được các đối tượng dùng để mua ma túy tại Điện Biên hoặc ném vào các xới bạc.
Thủ đoạn của các đối tượng cũng rất tinh vi. Hầu hết tiền giả đều được giấu kín trong làn, phía trên còn chất đầy sữa, đồ đạc… Có đối tượng khi vận chuyển tiền còn mang theo con nhỏ mới hơn 20 tháng tuổi. Đặc biệt hơn, các đối tượng chỉ chấp nhận giao dịch tiền ở Hải Dương.
Dựa vào những thông tin này, chuyên án mang bí số 555N đã được mở.
Sau một thời gian dài ngoại tuyến, kiên trì mật phục, áp dụng đồng bộ các biện pháp trinh sát nghiệp vụ liên hoàn, hồi 18 giờ ngày 22/5, khi biết số tiền đã về địa phận Hải Dương, cảnh sát “dụ” chúng đưa về Hà Nội song không có kết quả. Tổ phá án quyết định phá đường dây này tại Hải Dương.
Khi số tiền giả đang trên đường vận chuyển đi tiêu thụ, lực lượng Cảnh sát điều tra Công an quận Hai Bà Trưng phối hợp với bộ phận nghiệp vụ kỹ thuật C47 đã bắt quả tang hai đối tượng có hành vi vận chuyển, lưu hành tiền giả là: Nguyễn Thị Nga (sinh năm 1973), từng có một tiền án về tội buôn bán tiền giả, và chồng Nga là Đặng Hải Long (sinh năm 1973, cùng trú tại Lũy Dương, Gia Lương, Gia Lộc, Hải Dương), có hai tiền án về đánh bạc và lưu hành tiền giả.
Tang vật thu giữ tại chỗ gồm: 2.488 tờ tiền giả mệnh giá 200.000 VND Polyme Ngân hàng Nhà nước Việt Nam bằng 497.600.000 VND, cùng với một xe máy, hai điện thoại di động và các vật dụng ngụy trang khác.
Điểm đáng chú ý, tiền giả này rất khó nhận biết. Điểm khác biệt chỉ là nếu vò bằng tay, tiền giả không duỗi ra được như tiền thật.
Truy xét nóng, mở rộng vụ án làm rõ các đối tượng có liên quan, đến 19 giờ 30 cùng ngày, lực lượng trinh sát đã bắt giữ tiếp được hai đối tượng là: Lâm Thúy Hiền (sinh năm 1984), và chồng là Phương Văn Huy (sinh năm 1978, cùng trú tại xã Chi Lăng, huyện Chi Lăng, Lạng Sơn) trong lúc hai đối tượng đang tìm cách bỏ trốn khỏi địa bàn Gia Lộc (Hải Dương). Đây là hai đối tượng vận chuyển số lượng tiền giả trên từ Lạng Sơn về Hải Dương giao cho vợ chồng Nga - Long.
Đến 21 giờ cùng ngày, khám xét khẩn cấp nơi ở của cặp vợ chồng Nga Long, Cơ quan Cảnh sát điều tra đã thu giữ được một số lượng tiền mặt, tài liệu giấy tờ liên quan đến hoạt động phạm tội của các đối tượng.
Hiện cơ quan Cảnh sát điều tra Công an quận Hai Bà Trưng đã lập biên bản bắt người phạm tội quả tang đối với Nguyễn Thị Nga và thực hiện lệnh bắt khẩn cấp đối với ba đối tượng: Đặng Hải Long, Lâm Thúy Hiền, Phương Văn Huy. Đồng thời, tiếp tục điều tra, truy xét mở rộng, làm rõ các đối tượng liên quan
Đánh giá về chuyên án, Đại tá Nguyễn Hùng Lĩnh, cục trưởng Cục an ninh tài chính tiền tệ đầu tư (Bộ công an) cho rằng công tác trinh sát nội tuyến là một trong những khâu khá quan trọng. Ông cho biết, thời gian tới, các bộ phận nghiệp vụ của Bộ sẽ tiến hành khảo sát trên một số tuyến ở phía Bắc và Nam để có biện pháp ngăn chặn tuồn tiền giả từ nước ngoài vào Việt Nam./.
Sơn Bách (Vietnam+)