Theo Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh Thừa Thiên-Huế, sau chiến tranh, toàn tỉnh có 172.406ha đất bị nhiễm bom mìn, chiếm 34,4% diện tích đất; trong đó có tới 97% số xã có diện tích đất bị nhiễm bom mìn, vật nổ.
Các địa phương chịu ảnh hưởng với mức độ cao như huyện A Lưới chiếm tới 64.793,6ha; huyện Phong Điền 39.429ha; huyện Nam Đông 17.710,2ha và huyện Hương Trà 12.558,5ha...
Nhiều diện tích đất bị nhiễm bom mìn, trở thành hoang hóa ở các địa phương kể trên chưa thể phục hồi, không những trở thành vật cản trong việc phát triển kinh tế-xã hội mà còn làm gia tăng tỷ lệ nghèo và nguy cơ tái nghèo cao.
36 năm sau ngày giải phóng miền Nam, tỉnh Thừa Thiên-Huế đã tổ chức rà phá, giải phóng được khoảng 5.500ha, phá hủy 27.500 quả bom mìn, vật liệu nổ các loại. Trong đó, riêng các tổ chức quốc tế đã giúp Thừa Thiên-Huế giải phóng được khoảng 1.000ha, tiêu hủy hàng chục nghìn quả bom mìn, vật nổ các loại còn sót lại.
Điển hình như Quỹ Cựu chiến binh Mỹ tại Việt Nam thực hiện dự án "Điều tra, khảo sát và đánh giá tác động của sự ô nhiễm bom mìn, vật nổ sót lại sau chiến tranh" tại sáu tỉnh miền Trung, trong có Thừa Thiên-Huế đạt hiệu quả cao; dự án "Dò mìn, xử lý mìn, vật liệu nổ và phát triển cộng đồng" do Chính phủ Australia tài trợ triển khai từ năm 2002 đến 2005, sau đó chuyển giao toàn bộ công nghệ cho Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh Thừa Thiên-Huế tiếp tục nâng cao năng lực rà phá bom mìn trên địa bàn; tổ chức viện trợ Nhân dân Na Uy (NPA) thực hiện dự án "Giảm thiểu nguy cơ bom mìn" ở những vùng đất chết nằm trong chiến tranh...
Dự án "Rà phá bom mìn phục vụ mục tiêu tái định cư" do chính phủ Đức (SODI) tài trợ thực hiện từ năm 2010 đến nay, nhằm triển khai việc rà phá bom mìn, giải phóng khoảng 150ha đất tại xã Quảng Lợi (huyện Quảng Điền).
Trước đó, từ năm 2008-2009, Tổ chức SODI đã hỗ trợ rà phá bom, mìn và vật liệu nổ cho 216,9ha tại xã Quảng Vinh (huyện Quảng Điền), để thực hiện kế hoạch phục vụ tái định cư, giản dân, chỉnh trang đô thị và phát triển kinh tế trang trại tại địa phương.
Hậu quả bom mìn để lại trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên-Huế rất lớn. Chỉ tính ở địa bàn xã Bình Điền (huyện Hương Trà) từ sau năm 1975 đến nay đã có 133 người chết và 43 người bị thương tật vĩnh viễn do bom mìn để lại sau chiến tranh, trong đó có nhiều trẻ em. Đặc biệt, tại một thôn trong xã Bình Điền có đến 18 người chết vì tai nạn bom mìn.
Theo ông Nguyễn Văn Cao, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên-Huế, thời gian tới, tỉnh cần tăng cường sự hợp tác mọi mặt về công tác rà phá bom mìn; tiếp tục đầu tư và kêu gọi các tổ chức quốc tế quan tâm hỗ trợ khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh, giải phóng đất sản xuất; đồng thời đẩy mạnh việc tuyên truyền rộng rãi trong cộng đồng để giảm thiểu nguy cơ tai nạn do bom mìn gây ra.../.
Các địa phương chịu ảnh hưởng với mức độ cao như huyện A Lưới chiếm tới 64.793,6ha; huyện Phong Điền 39.429ha; huyện Nam Đông 17.710,2ha và huyện Hương Trà 12.558,5ha...
Nhiều diện tích đất bị nhiễm bom mìn, trở thành hoang hóa ở các địa phương kể trên chưa thể phục hồi, không những trở thành vật cản trong việc phát triển kinh tế-xã hội mà còn làm gia tăng tỷ lệ nghèo và nguy cơ tái nghèo cao.
36 năm sau ngày giải phóng miền Nam, tỉnh Thừa Thiên-Huế đã tổ chức rà phá, giải phóng được khoảng 5.500ha, phá hủy 27.500 quả bom mìn, vật liệu nổ các loại. Trong đó, riêng các tổ chức quốc tế đã giúp Thừa Thiên-Huế giải phóng được khoảng 1.000ha, tiêu hủy hàng chục nghìn quả bom mìn, vật nổ các loại còn sót lại.
Điển hình như Quỹ Cựu chiến binh Mỹ tại Việt Nam thực hiện dự án "Điều tra, khảo sát và đánh giá tác động của sự ô nhiễm bom mìn, vật nổ sót lại sau chiến tranh" tại sáu tỉnh miền Trung, trong có Thừa Thiên-Huế đạt hiệu quả cao; dự án "Dò mìn, xử lý mìn, vật liệu nổ và phát triển cộng đồng" do Chính phủ Australia tài trợ triển khai từ năm 2002 đến 2005, sau đó chuyển giao toàn bộ công nghệ cho Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh Thừa Thiên-Huế tiếp tục nâng cao năng lực rà phá bom mìn trên địa bàn; tổ chức viện trợ Nhân dân Na Uy (NPA) thực hiện dự án "Giảm thiểu nguy cơ bom mìn" ở những vùng đất chết nằm trong chiến tranh...
Dự án "Rà phá bom mìn phục vụ mục tiêu tái định cư" do chính phủ Đức (SODI) tài trợ thực hiện từ năm 2010 đến nay, nhằm triển khai việc rà phá bom mìn, giải phóng khoảng 150ha đất tại xã Quảng Lợi (huyện Quảng Điền).
Trước đó, từ năm 2008-2009, Tổ chức SODI đã hỗ trợ rà phá bom, mìn và vật liệu nổ cho 216,9ha tại xã Quảng Vinh (huyện Quảng Điền), để thực hiện kế hoạch phục vụ tái định cư, giản dân, chỉnh trang đô thị và phát triển kinh tế trang trại tại địa phương.
Hậu quả bom mìn để lại trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên-Huế rất lớn. Chỉ tính ở địa bàn xã Bình Điền (huyện Hương Trà) từ sau năm 1975 đến nay đã có 133 người chết và 43 người bị thương tật vĩnh viễn do bom mìn để lại sau chiến tranh, trong đó có nhiều trẻ em. Đặc biệt, tại một thôn trong xã Bình Điền có đến 18 người chết vì tai nạn bom mìn.
Theo ông Nguyễn Văn Cao, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên-Huế, thời gian tới, tỉnh cần tăng cường sự hợp tác mọi mặt về công tác rà phá bom mìn; tiếp tục đầu tư và kêu gọi các tổ chức quốc tế quan tâm hỗ trợ khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh, giải phóng đất sản xuất; đồng thời đẩy mạnh việc tuyên truyền rộng rãi trong cộng đồng để giảm thiểu nguy cơ tai nạn do bom mìn gây ra.../.
Quốc Việt (Vietnam+)