"Chuyện làng văn," tác phẩm mới nhất của nữ nhà văn trẻ Di Li (Diệu Linh) đã chính thức ra mắt độc giả ngày 27/7 tại Hà Nội với sự tham dự của nhiều văn nghệ sỹ.
Đây là một tác phẩm phác thảo những nét đặc trưng nhất, dựng lên chân dung gần 50 nhân vật đình đám trong làng văn chương không chỉ của nước nhà mà còn có những tên tuổi danh tiếng quốc tế.
“Chuyện làng văn” gồm 40 bài viết, dày gần 400 trang, đối tượng khám phá đều là các nhà văn, nhà thơ, trong đó có 10 nhà văn, dịch giả nước ngoài.
Những gương mặt nhà văn Việt Nam xuất hiện trong "Chuyện làng văn" không chỉ có những cây đa, cây đề gạo cội mà còn có các nhà văn trẻ thế hệ 7X-8X như Phong Điệp, Vi Thùy Linh, Cấn Vân Khánh... Còn về phía các tên tuổi nước ngoài có thể kể đến Carrie Ryan (Mỹ), Paolo Giordano (Italia), Walter Mason (Australia)...
Về thể loại "Chuyện làng văn" chia thành hai mảng khá rõ rệt: kí chân dung và phỏng vấn. Chân dung các nhà văn, nhà thơ, dịch giả, nhà phê bình văn học trong nước, quốc tế hiện lên thật chân thực, sinh động dưới ngòi bút của Di Li.
Qua từng trang viết tâm huyết của nữ nhà văn trẻ, độc giả có thể hiểu hơn về giới văn nghệ sỹ không chỉ trong lao động nghệ thuật, sự kiện văn chương mà cả những trăn trở, suy nghĩ, việc làm của họ trong cuộc sống đời thường. Đó là nhà thơ Bế Kiến Quốc, người đã đặt bút danh Di Li cho tác giả; nhà văn Kim Lân chất phác, hồn hậu đến hồn nhiên; là nhà văn dành trọn đời cho, trọn tâm huyết cho văn học thiếu nhi; nhà thơ nữ Phan Thị Thanh Nhàn với nỗi buồn thơ kiêu hãnh...
Đến cả những câu chuyện như "Nhà thơ Trần Đăng Khoa làm bố như thế nào?" hay "Ngôi nhà mới của Phạm Ngọc Tiến" cũng được Di Li chăm chút, tỉ mẩn kể cho độc giả nghe một cách thích thú. Rồi đến những trang viết chia sẻ quan điểm cá nhân, cá tính mạnh mẽ của những người bạn văn cùng thế hệ với cô như là nhà thơ Nguyễn Quang Hưng, nhà văn Xuân Thủy, nhà văn Cấn Vân Khánh, nhà thơ Vi Thùy Linh, nhà thơ Phan Huyền Thư...
Di Li chia sẻ, bước vào làng văn với sự nghiệp viết lách đã ngót 10 năm, chị đã tạo được mối quan hệ, gắn bó với nhiều đồng nghiệp có già, có trẻ thế nên khi viết dường như những con chữ hiện ra thật tự nhiên, thoải mái. Duy nhất, nhà văn Kim Lân là người Di Li chưa từng gặp gỡ, tiếp xúc trước đó nên chị đã tới trò chuyện cùng ông, ghi chép tỉ mẩn để có được bài viết ưng ý.
Di Li lao động cật lực với những con chữ, không chỉ viết, cô còn là dịch giả đưa nhiều tác phẩm văn học nước ngoài đến với độc giả trong nước.
Tác phẩm "Kim cương đen" gồm 18 truyện ngắn của Di Li đã được dịch sang tiếng Anh và phát hành rộng rãi đến với bạn đọc trong và ngoài nước. Di Li tự dịch một phần tập truyện này và được các nhà văn nước ngoài hiệu đính.
Đây cũng là lần đầu tiên ở Việt Nam có một tác phẩm văn học được dịch sang tiếng Anh, song song phát hành bản giấy và ấn bản điện tử. Chuẩn bị cho ra mắt "Chuyện làng văn" thì Di Li cũng dịch xong cuốn tiểu thuyết trinh thám "Xác chết dưới nước".../.
Đây là một tác phẩm phác thảo những nét đặc trưng nhất, dựng lên chân dung gần 50 nhân vật đình đám trong làng văn chương không chỉ của nước nhà mà còn có những tên tuổi danh tiếng quốc tế.
“Chuyện làng văn” gồm 40 bài viết, dày gần 400 trang, đối tượng khám phá đều là các nhà văn, nhà thơ, trong đó có 10 nhà văn, dịch giả nước ngoài.
Những gương mặt nhà văn Việt Nam xuất hiện trong "Chuyện làng văn" không chỉ có những cây đa, cây đề gạo cội mà còn có các nhà văn trẻ thế hệ 7X-8X như Phong Điệp, Vi Thùy Linh, Cấn Vân Khánh... Còn về phía các tên tuổi nước ngoài có thể kể đến Carrie Ryan (Mỹ), Paolo Giordano (Italia), Walter Mason (Australia)...
Về thể loại "Chuyện làng văn" chia thành hai mảng khá rõ rệt: kí chân dung và phỏng vấn. Chân dung các nhà văn, nhà thơ, dịch giả, nhà phê bình văn học trong nước, quốc tế hiện lên thật chân thực, sinh động dưới ngòi bút của Di Li.
Qua từng trang viết tâm huyết của nữ nhà văn trẻ, độc giả có thể hiểu hơn về giới văn nghệ sỹ không chỉ trong lao động nghệ thuật, sự kiện văn chương mà cả những trăn trở, suy nghĩ, việc làm của họ trong cuộc sống đời thường. Đó là nhà thơ Bế Kiến Quốc, người đã đặt bút danh Di Li cho tác giả; nhà văn Kim Lân chất phác, hồn hậu đến hồn nhiên; là nhà văn dành trọn đời cho, trọn tâm huyết cho văn học thiếu nhi; nhà thơ nữ Phan Thị Thanh Nhàn với nỗi buồn thơ kiêu hãnh...
Đến cả những câu chuyện như "Nhà thơ Trần Đăng Khoa làm bố như thế nào?" hay "Ngôi nhà mới của Phạm Ngọc Tiến" cũng được Di Li chăm chút, tỉ mẩn kể cho độc giả nghe một cách thích thú. Rồi đến những trang viết chia sẻ quan điểm cá nhân, cá tính mạnh mẽ của những người bạn văn cùng thế hệ với cô như là nhà thơ Nguyễn Quang Hưng, nhà văn Xuân Thủy, nhà văn Cấn Vân Khánh, nhà thơ Vi Thùy Linh, nhà thơ Phan Huyền Thư...
Di Li chia sẻ, bước vào làng văn với sự nghiệp viết lách đã ngót 10 năm, chị đã tạo được mối quan hệ, gắn bó với nhiều đồng nghiệp có già, có trẻ thế nên khi viết dường như những con chữ hiện ra thật tự nhiên, thoải mái. Duy nhất, nhà văn Kim Lân là người Di Li chưa từng gặp gỡ, tiếp xúc trước đó nên chị đã tới trò chuyện cùng ông, ghi chép tỉ mẩn để có được bài viết ưng ý.
Di Li lao động cật lực với những con chữ, không chỉ viết, cô còn là dịch giả đưa nhiều tác phẩm văn học nước ngoài đến với độc giả trong nước.
Tác phẩm "Kim cương đen" gồm 18 truyện ngắn của Di Li đã được dịch sang tiếng Anh và phát hành rộng rãi đến với bạn đọc trong và ngoài nước. Di Li tự dịch một phần tập truyện này và được các nhà văn nước ngoài hiệu đính.
Đây cũng là lần đầu tiên ở Việt Nam có một tác phẩm văn học được dịch sang tiếng Anh, song song phát hành bản giấy và ấn bản điện tử. Chuẩn bị cho ra mắt "Chuyện làng văn" thì Di Li cũng dịch xong cuốn tiểu thuyết trinh thám "Xác chết dưới nước".../.
Thanh Giang (TTXVN)