Phái nghị sĩ Đảng Cộng sản Moldova (CPM) chiếm 42/101 ghế của Quốc hội Moldova, đã tuyên bố từ chối tham gia hoạt động của cơ quan lập pháp này từ ngày 3/2.
Phát biểu với giới báo chiều 3/2 tại thủ đô Kishinev, Chủ tịch CPM kiêm Trưởng phái nghị sĩ chính đảng này, ông Vladimir Voronin tuyên bố cả Quốc hội lẫn chính quyền hiện nay ở Moldova đều không hợp pháp từ ngày 15/1 vừa qua sau khi cuộc bầu cử tổng thống mới bị hủy bỏ, vì vậy CPM quyết định tẩy chay hoạt động của cơ quan lập pháp.
Lối thoát duy nhất cho tình hình hiện nay là tổ chức tổng tuyển cử trước thời hạn. Nếu chính quyền không chấp nhận yêu sách này của CPM thì họ sẽ huy động dân chúng xuống đường phản đối cho đến thắng lợi cuối cùng.
CPM không chấp nhận quyết định mới của chính quyền là sau nhiều lần không bầu được tổng thống mới thì sẽ tổ chức trưng cầu ý dân dự định vào tháng 4 tới nhằm thay đổi quy chế bầu cử nguyên thủ quốc gia, thay cho việc Quốc hội bầu chọn là cử tri trực tiếp đi bầu. Cuộc trưng cầu dân ý tương tự đã được tiến hành năm 2010, nhưng do số lượng người tham gia thấp nên đã thất bại.
Cuộc khủng hoảng chính trị tại Moldova kéo dài từ tháng 4/2009 đến nay vẫn chưa có hy vọng sẽ nhanh chóng được chấm dứt do "Liên minh vì liên kết châu Âu" (AEI) cầm quyền không bầu được tổng thống mới.
AEI gồm 3 chính đảng Dân chủ, Tự do và Tự do-Dân chủ, chiếm 59 ghế trong Quốc hội, thiếu 2 phiếu ủng hộ theo luật định để bầu tổng thống mới trong bối cảnh CPM tẩy chay./.
Phát biểu với giới báo chiều 3/2 tại thủ đô Kishinev, Chủ tịch CPM kiêm Trưởng phái nghị sĩ chính đảng này, ông Vladimir Voronin tuyên bố cả Quốc hội lẫn chính quyền hiện nay ở Moldova đều không hợp pháp từ ngày 15/1 vừa qua sau khi cuộc bầu cử tổng thống mới bị hủy bỏ, vì vậy CPM quyết định tẩy chay hoạt động của cơ quan lập pháp.
Lối thoát duy nhất cho tình hình hiện nay là tổ chức tổng tuyển cử trước thời hạn. Nếu chính quyền không chấp nhận yêu sách này của CPM thì họ sẽ huy động dân chúng xuống đường phản đối cho đến thắng lợi cuối cùng.
CPM không chấp nhận quyết định mới của chính quyền là sau nhiều lần không bầu được tổng thống mới thì sẽ tổ chức trưng cầu ý dân dự định vào tháng 4 tới nhằm thay đổi quy chế bầu cử nguyên thủ quốc gia, thay cho việc Quốc hội bầu chọn là cử tri trực tiếp đi bầu. Cuộc trưng cầu dân ý tương tự đã được tiến hành năm 2010, nhưng do số lượng người tham gia thấp nên đã thất bại.
Cuộc khủng hoảng chính trị tại Moldova kéo dài từ tháng 4/2009 đến nay vẫn chưa có hy vọng sẽ nhanh chóng được chấm dứt do "Liên minh vì liên kết châu Âu" (AEI) cầm quyền không bầu được tổng thống mới.
AEI gồm 3 chính đảng Dân chủ, Tự do và Tự do-Dân chủ, chiếm 59 ghế trong Quốc hội, thiếu 2 phiếu ủng hộ theo luật định để bầu tổng thống mới trong bối cảnh CPM tẩy chay./.
(TTXVN/Vietnam+)