Ngày 28/8, tại Hà Nội, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phối hợp với Ngân hàng Standard Chartered (SCB) tọa đàm về xếp hạng tín nhiệm quốc gia.
Ông Scott Wong - Phó Giám đốc phụ trách khối các thị trường vốn và định chế tài chính quốc gia và siêu quốc gia của SCB khẳng định ngân hàng này sẽ tích cực hỗ trợ Chính phủ Việt Nam nói chung và Ngân hàng Nhà nước nói riêng trong quá trình làm việc với các cơ quan xếp hạng tín nhiệm Moody’s, S&P và FitchRatings về tăng cường trao đổi thông tin, tăng cường mối quan hệ giữa Chính phủ Việt Nam với các cơ quan xếp hạng tín nhiệm. Qua đó, giúp các cơ quan xếp hạng tín nhiệm hiểu rõ hơn về tình hình kinh tế-xã hội của Việt Nam để đưa ra những nhận xét khách quan nhất về mức xếp hạng tín nhiệm cho Việt Nam.
Đây là đánh giá của các cơ quan xếp hạng tín nhiệm về khả năng và sự sẵn sàng trong tương lai của một quốc gia trong việc thực hiện các nghĩa vụ nợ một cách đầy đủ, đúng hạn. Nó cũng đóng vai trò rất quan trọng đối với các nhà phát hành và đầu tư vì cung cấp cơ sở tín nhiệm cho phép các nhà phát hành tiếp cận các thị trường trái phiếu toàn cầu trong khi các nhà đầu tư dựa vào đó để đưa ra các quyết định của mình - ông Scott Wong chia sẻ. Bởi vậy, cùng với việc chia sẻ những kinh nghiệm về công tác xếp hạng tín nhiệm của các quốc gia khác, SCB cũng khuyến nghị các cơ quan của Chính phủ Việt Nam trong quá trình chia sẻ thông tin; đồng thời giải thích các quan ngại của những cơ quan xếp hạng tín nhiệm về Việt Nam, giúp giảm bớt những hiểu lầm không đáng có của các chuyên gia phân tích nhằm đạt được mức xếp hạng tín nhiệm quốc gia tốt nhất có thể.
Phía SBC cho biết, hiện phương pháp xếp hạng tín nhiệm mà Tổ chức sếp hạng tín nhiệm Standard and Poor’s (S&P) đang thực hiện dựa trên 5 yếu tố chính, bao gồm: chính trị, kinh tế, đối ngoại, tài khóa và tiền tệ. Các yếu tố đánh giá điểm chính trị của mỗi quốc gia là tính hiệu quả, khả năng dự đoán trước và việc ra quyết định về các chính sách của các quốc gia; ngoài ra, tổ chức xếp hạng cũng xem xét mức độ minh bạch và đáng tin cậy của các số liệu, quy trình triển khai chính sách và các cơ quan chính quyền để cho điểm lĩnh vực này. Xét về yếu tố kinh tế, các cơ quan xếp hạng tín nhiệm xác định mức độ thu nhập, triển vọng tăng trưởng, độ đa dạng và biến động của nền kinh tế.
Các tổ chức xếp hạng tín nhiệm sẽ xem xét mức độ thanh khoản dựa trên dự trữ ngoại hối và tình trạng nợ nước ngoài của các quốc gia để tính điểm đối ngoại của các quốc gia. Tài khóa sẽ được xác định trên cơ sở của sự linh hoạt về tài khóa, kết quả tài khóa và nghĩa vụ nợ dự phòng. Yếu tố cuối cùng là tiền tệ sẽ được cơ quan xếp hạng tín nhiệm xem xét dựa trên khả năng sử dụng chính sách tiền tệ để điều chỉnh những căng thẳng của nền kinh tế, tính hiệu quả của cơ chế và các chính sách tiền tệ được đo lường thông qua các chỉ số lạm phát, cơ chế tỷ giá, sự độc lập của ngân hàng trung ương, vốn hóa thị trường, lãi suất trái phiếu…
Các điểm về đối ngoại, tài khóa và tiền tệ được kết hợp với nhau tạo thành đánh giá về kinh tế và mức độ linh hoạt. Cuối cùng, đánh giá về tín nhiệm quốc gia sẽ được tính dựa trên điểm trung bình của đánh giá về kinh tế, chính trị; đánh giá về kinh tế và mức độ linh hoạt.
Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế Ngân hàng Nhà nước Đỗ Việt Hùng khẳng định, xếp hạng tín nhiệm được coi là một bảo chứng cho hình ảnh uy tín của một quốc gia trong con mắt cộng đồng các nhà đầu tư quốc tế. Định mức xếp hạng có ảnh hưởng lớn tới khả năng của một quốc gia trong việc huy động những nguồn vốn lớn phục vụ cho sự phát triển kinh tế xã hội thông qua việc phát hành các công cụ nợ. Đồng thời các ý kiến của các tổ chức xếp hạng tín nhiệm cũng là một kênh tham khảo quan trọng, giúp các nhà hoạch định chính sách thực hiện những cải cách cần thiết nhằm tăng cường sức mạnh quốc gia.
Theo chỉ đạo của Chính phủ, các Bộ, ngành liên quan đã chủ động chuẩn bị cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời và trao đổi làm việc với các tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế. Tuy nhiên, cán bộ làm công tác hoạch định chính sách của Ngân hàng Nhà nước cần nắm một cách có hệ thống phương pháp xếp hạng mà các tổ chức xếp hạng tín nhiệm sử dụng, những yêu cầu về thông tin và số liệu của các tổ chức xếp hạng quốc tế để chủ động hơn trong việc cung cấp thông tin, góp phần từng bước nâng cao mức xếp hạng tín nhiệm của Việt Nam./.
Ông Scott Wong - Phó Giám đốc phụ trách khối các thị trường vốn và định chế tài chính quốc gia và siêu quốc gia của SCB khẳng định ngân hàng này sẽ tích cực hỗ trợ Chính phủ Việt Nam nói chung và Ngân hàng Nhà nước nói riêng trong quá trình làm việc với các cơ quan xếp hạng tín nhiệm Moody’s, S&P và FitchRatings về tăng cường trao đổi thông tin, tăng cường mối quan hệ giữa Chính phủ Việt Nam với các cơ quan xếp hạng tín nhiệm. Qua đó, giúp các cơ quan xếp hạng tín nhiệm hiểu rõ hơn về tình hình kinh tế-xã hội của Việt Nam để đưa ra những nhận xét khách quan nhất về mức xếp hạng tín nhiệm cho Việt Nam.
Đây là đánh giá của các cơ quan xếp hạng tín nhiệm về khả năng và sự sẵn sàng trong tương lai của một quốc gia trong việc thực hiện các nghĩa vụ nợ một cách đầy đủ, đúng hạn. Nó cũng đóng vai trò rất quan trọng đối với các nhà phát hành và đầu tư vì cung cấp cơ sở tín nhiệm cho phép các nhà phát hành tiếp cận các thị trường trái phiếu toàn cầu trong khi các nhà đầu tư dựa vào đó để đưa ra các quyết định của mình - ông Scott Wong chia sẻ. Bởi vậy, cùng với việc chia sẻ những kinh nghiệm về công tác xếp hạng tín nhiệm của các quốc gia khác, SCB cũng khuyến nghị các cơ quan của Chính phủ Việt Nam trong quá trình chia sẻ thông tin; đồng thời giải thích các quan ngại của những cơ quan xếp hạng tín nhiệm về Việt Nam, giúp giảm bớt những hiểu lầm không đáng có của các chuyên gia phân tích nhằm đạt được mức xếp hạng tín nhiệm quốc gia tốt nhất có thể.
Phía SBC cho biết, hiện phương pháp xếp hạng tín nhiệm mà Tổ chức sếp hạng tín nhiệm Standard and Poor’s (S&P) đang thực hiện dựa trên 5 yếu tố chính, bao gồm: chính trị, kinh tế, đối ngoại, tài khóa và tiền tệ. Các yếu tố đánh giá điểm chính trị của mỗi quốc gia là tính hiệu quả, khả năng dự đoán trước và việc ra quyết định về các chính sách của các quốc gia; ngoài ra, tổ chức xếp hạng cũng xem xét mức độ minh bạch và đáng tin cậy của các số liệu, quy trình triển khai chính sách và các cơ quan chính quyền để cho điểm lĩnh vực này. Xét về yếu tố kinh tế, các cơ quan xếp hạng tín nhiệm xác định mức độ thu nhập, triển vọng tăng trưởng, độ đa dạng và biến động của nền kinh tế.
Các tổ chức xếp hạng tín nhiệm sẽ xem xét mức độ thanh khoản dựa trên dự trữ ngoại hối và tình trạng nợ nước ngoài của các quốc gia để tính điểm đối ngoại của các quốc gia. Tài khóa sẽ được xác định trên cơ sở của sự linh hoạt về tài khóa, kết quả tài khóa và nghĩa vụ nợ dự phòng. Yếu tố cuối cùng là tiền tệ sẽ được cơ quan xếp hạng tín nhiệm xem xét dựa trên khả năng sử dụng chính sách tiền tệ để điều chỉnh những căng thẳng của nền kinh tế, tính hiệu quả của cơ chế và các chính sách tiền tệ được đo lường thông qua các chỉ số lạm phát, cơ chế tỷ giá, sự độc lập của ngân hàng trung ương, vốn hóa thị trường, lãi suất trái phiếu…
Các điểm về đối ngoại, tài khóa và tiền tệ được kết hợp với nhau tạo thành đánh giá về kinh tế và mức độ linh hoạt. Cuối cùng, đánh giá về tín nhiệm quốc gia sẽ được tính dựa trên điểm trung bình của đánh giá về kinh tế, chính trị; đánh giá về kinh tế và mức độ linh hoạt.
Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế Ngân hàng Nhà nước Đỗ Việt Hùng khẳng định, xếp hạng tín nhiệm được coi là một bảo chứng cho hình ảnh uy tín của một quốc gia trong con mắt cộng đồng các nhà đầu tư quốc tế. Định mức xếp hạng có ảnh hưởng lớn tới khả năng của một quốc gia trong việc huy động những nguồn vốn lớn phục vụ cho sự phát triển kinh tế xã hội thông qua việc phát hành các công cụ nợ. Đồng thời các ý kiến của các tổ chức xếp hạng tín nhiệm cũng là một kênh tham khảo quan trọng, giúp các nhà hoạch định chính sách thực hiện những cải cách cần thiết nhằm tăng cường sức mạnh quốc gia.
Theo chỉ đạo của Chính phủ, các Bộ, ngành liên quan đã chủ động chuẩn bị cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời và trao đổi làm việc với các tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế. Tuy nhiên, cán bộ làm công tác hoạch định chính sách của Ngân hàng Nhà nước cần nắm một cách có hệ thống phương pháp xếp hạng mà các tổ chức xếp hạng tín nhiệm sử dụng, những yêu cầu về thông tin và số liệu của các tổ chức xếp hạng quốc tế để chủ động hơn trong việc cung cấp thông tin, góp phần từng bước nâng cao mức xếp hạng tín nhiệm của Việt Nam./.
Thu Hằng (TTXVN)