Trong khuôn khổ chuyến thăm Ấn Độ, Tổng thống Pháp Nicola Sarkozy hôm nay đã cùng Thủ tướng nước chủ nhà Manmohan Singh dự lễ ký Hiệp định hợp tác trong lĩnh vực hạt nhân, trị giá 9,3 tỷ USD.
Hai bên cũng thỏa thuận đàm phán về 7 hiệp định khác đồng thời đặt mục tiêu nâng kim ngạch thương mại song phương lên 12 tỷ euro (khoảng 15,8 tỷ USD) vào năm 2012.
Theo hiệp định vừa ký, Tập đoàn hạt nhân Areva SA của Nhà nước Pháp sẽ giúp Ấn Độ xây dựng hai nhà máy điện hạt nhân với công suất mỗi nhà máy 1.650 MW tại thành phố Jaitapur thuộc bang Maharashtra.
Đây là hai nhà máy đầu tiên trong số 20 nhà máy điện hạt nhân mà Ấn Độ dự định xây trong 10 năm tới để đáp ứng nhu cầu năng lượng đang tăng nhanh ở nước này.
Hiện nước này đã có 20 nhà máy điện hạt nhân và đang xây thêm bốn nhà máy điện hạt nhân khác nhằm đáp ứng nhu cầu năng lượng điện dự kiến sẽ tăng lên 64.000 MW vào năm 2032, so với mức 4.500 MW hiện nay.
Mặc dù không có hiệp định hợp tác quốc phòng nào được ký trong chuyến thăm này, song các công ty Pháp đang nỗ lực thương lượng để giành hợp đồng hiện đại hóa 51 máy bay chiến đấu Mirage-2000 cho Không quân Ấn Độ.
Ngoài ra, việc Ấn Độ có kế hoạch mua 126 máy bay chiến đấu đa năng tổng trị giá 11 tỷ USD và 200 máy bay lên thẳng tổng trị giá 4 tỷ USD cũng rất hấp dẫn đối với các công ty quốc phòng Pháp. Trong 10 năm tới, từ năm 2012 đến 2022, Ấn Độ dự kiến chi 80-100 tỷ USD để mua sắm vũ khí hiện đại.
Trong cuộc hội đàm tại New Delhi, hai nhà lãnh đạo Ấn Độ và Pháp đã thảo luận về tăng cường hợp tác thương mại, đầu tư song phương và an ninh khu vực, cũng như các kế hoạch cải cách cơ cấu hệ thống tiền tệ quốc tế thông qua Nhóm G-20 hiện do Pháp làm Chủ tịch.
Phát biểu tại cuộc họp báo sau hội đàm, Thủ tướng Manmohan Singh khẳng định Hiệp định hợp tác hạt nhân với Pháp rất quan trọng đối với Ấn Độ, và Pháp là một đối tác quốc phòng tin cậy bậc nhất của nước này.
Trong khi đó, Tổng thống Sarkozy nhấn mạnh Pháp ủng hộ Ấn Độ trở thành ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, gia nhập Nhóm các nước công nghiệp phát triển và Nga (G-8) và Nhóm các nước cung cấp hạt nhân (NSG).
Tổng thống Sarkozy thăm Ấn Độ trong 4 ngày (từ 4-7/12). Tháp tùng ông có 6 bộ trưởng trong đó có những người đứng đầu các bộ Ngoại giao, Quốc phòng, Tài chính, cùng khoảng 70 người đứng đầu doanh nghiệp Pháp và lãnh đạo các tập đoàn quốc phòng như Dassault Aviation, EADS và Areva.
Trong chuyến thăm Ấn Độ lần này, Tổng thống Sarkozy sẽ gặp Tổng thống Pratibha Patil và thăm trung tâm tài chính Mumbai trước khi lên đường về nước ngày 7/12./.
Hai bên cũng thỏa thuận đàm phán về 7 hiệp định khác đồng thời đặt mục tiêu nâng kim ngạch thương mại song phương lên 12 tỷ euro (khoảng 15,8 tỷ USD) vào năm 2012.
Theo hiệp định vừa ký, Tập đoàn hạt nhân Areva SA của Nhà nước Pháp sẽ giúp Ấn Độ xây dựng hai nhà máy điện hạt nhân với công suất mỗi nhà máy 1.650 MW tại thành phố Jaitapur thuộc bang Maharashtra.
Đây là hai nhà máy đầu tiên trong số 20 nhà máy điện hạt nhân mà Ấn Độ dự định xây trong 10 năm tới để đáp ứng nhu cầu năng lượng đang tăng nhanh ở nước này.
Hiện nước này đã có 20 nhà máy điện hạt nhân và đang xây thêm bốn nhà máy điện hạt nhân khác nhằm đáp ứng nhu cầu năng lượng điện dự kiến sẽ tăng lên 64.000 MW vào năm 2032, so với mức 4.500 MW hiện nay.
Mặc dù không có hiệp định hợp tác quốc phòng nào được ký trong chuyến thăm này, song các công ty Pháp đang nỗ lực thương lượng để giành hợp đồng hiện đại hóa 51 máy bay chiến đấu Mirage-2000 cho Không quân Ấn Độ.
Ngoài ra, việc Ấn Độ có kế hoạch mua 126 máy bay chiến đấu đa năng tổng trị giá 11 tỷ USD và 200 máy bay lên thẳng tổng trị giá 4 tỷ USD cũng rất hấp dẫn đối với các công ty quốc phòng Pháp. Trong 10 năm tới, từ năm 2012 đến 2022, Ấn Độ dự kiến chi 80-100 tỷ USD để mua sắm vũ khí hiện đại.
Trong cuộc hội đàm tại New Delhi, hai nhà lãnh đạo Ấn Độ và Pháp đã thảo luận về tăng cường hợp tác thương mại, đầu tư song phương và an ninh khu vực, cũng như các kế hoạch cải cách cơ cấu hệ thống tiền tệ quốc tế thông qua Nhóm G-20 hiện do Pháp làm Chủ tịch.
Phát biểu tại cuộc họp báo sau hội đàm, Thủ tướng Manmohan Singh khẳng định Hiệp định hợp tác hạt nhân với Pháp rất quan trọng đối với Ấn Độ, và Pháp là một đối tác quốc phòng tin cậy bậc nhất của nước này.
Trong khi đó, Tổng thống Sarkozy nhấn mạnh Pháp ủng hộ Ấn Độ trở thành ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, gia nhập Nhóm các nước công nghiệp phát triển và Nga (G-8) và Nhóm các nước cung cấp hạt nhân (NSG).
Tổng thống Sarkozy thăm Ấn Độ trong 4 ngày (từ 4-7/12). Tháp tùng ông có 6 bộ trưởng trong đó có những người đứng đầu các bộ Ngoại giao, Quốc phòng, Tài chính, cùng khoảng 70 người đứng đầu doanh nghiệp Pháp và lãnh đạo các tập đoàn quốc phòng như Dassault Aviation, EADS và Areva.
Trong chuyến thăm Ấn Độ lần này, Tổng thống Sarkozy sẽ gặp Tổng thống Pratibha Patil và thăm trung tâm tài chính Mumbai trước khi lên đường về nước ngày 7/12./.
(TTXVN/Vietnam+)