Pháp và Ủy ban châu Âu (EC) vừa phát đi tín hiệu ủng hộ kế hoạch đầy tham vọng nhằm sử dụng Quỹ cứu trợ thường trực của Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) để giải cứu các ngân hàng gặp khó khăn, trong bối cảnh giới quan chức lãnh đạo châu Âu đang tìm cách thuyết phục các nhà đầu tư rằng họ có thể kiềm chế cuộc khủng hoảng đang có dấu hiệu leo thang.
Trong chuyến công du tới Brussels, Bộ trưởng Tài chính Pháp Pierre Moscovici cho rằng việc sử dụng nguồn ngân quỹ của Cơ chế ổn định châu Âu (ESM) để tái cấp vốn trực tiếp cho các ngân hàng sẽ là "vấn đề cơ bản" mà Pháp sẽ thúc đẩy tại Hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu (EU) diễn ra vào cuối tháng Sáu này, với mục tiêu giải quyết triệt để cuộc khủng hoảng nợ đã kéo dài hơn hai năm qua, đồng thời đưa Eurozone hội nhập tài chính sâu rộng hơn.
Ủy viên kinh tế và các vấn đề tiền tệ của EU Olli Rehn thừa nhận mặc dù hiệp ước của ESM hiện không cho phép tái cấp vốn trực tiếp cho các ngân hàng, song nếu các nhà lãnh đạo EU thảo luận và có thể thống nhất về vấn đề này thì triển vọng sử dụng ESM để cấp vốn là hoàn toàn khả thi.
Theo ông Olli Rehn, châu Âu cần dỡ bỏ mối liên kết giữa các ngân hàng đang gặp khó khăn và các chính phủ. Hơn hết, châu Âu cần thảo luận về khả năng và giải pháp xây dựng một liên minh ngân hàng, nhằm giám sát và quản lý hiệu quả hệ thống ngân hàng khu vực.
Đức, nền kinh tế lớn nhất Eurozone và là nước đóng góp lớn nhất cho ESM, đến nay vẫn phản đối sử dụng ngân quỹ để cứu trợ bất kỳ quốc gia nào không đưa ra được các chương trình thắt lưng buộc bụng theo các điều kiện của Liên minh châu Âu (EU) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).
Tuy nhiên, các vấn đề yếu kém trong hệ thống ngân hàng Tây Ban Nha và khả năng Hy Lạp phải rời khỏi Eurozone đã nêu bật sự cần thiết phải nhanh chóng bảo vệ khối kinh tế châu Âu./.
Trong chuyến công du tới Brussels, Bộ trưởng Tài chính Pháp Pierre Moscovici cho rằng việc sử dụng nguồn ngân quỹ của Cơ chế ổn định châu Âu (ESM) để tái cấp vốn trực tiếp cho các ngân hàng sẽ là "vấn đề cơ bản" mà Pháp sẽ thúc đẩy tại Hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu (EU) diễn ra vào cuối tháng Sáu này, với mục tiêu giải quyết triệt để cuộc khủng hoảng nợ đã kéo dài hơn hai năm qua, đồng thời đưa Eurozone hội nhập tài chính sâu rộng hơn.
Ủy viên kinh tế và các vấn đề tiền tệ của EU Olli Rehn thừa nhận mặc dù hiệp ước của ESM hiện không cho phép tái cấp vốn trực tiếp cho các ngân hàng, song nếu các nhà lãnh đạo EU thảo luận và có thể thống nhất về vấn đề này thì triển vọng sử dụng ESM để cấp vốn là hoàn toàn khả thi.
Theo ông Olli Rehn, châu Âu cần dỡ bỏ mối liên kết giữa các ngân hàng đang gặp khó khăn và các chính phủ. Hơn hết, châu Âu cần thảo luận về khả năng và giải pháp xây dựng một liên minh ngân hàng, nhằm giám sát và quản lý hiệu quả hệ thống ngân hàng khu vực.
Đức, nền kinh tế lớn nhất Eurozone và là nước đóng góp lớn nhất cho ESM, đến nay vẫn phản đối sử dụng ngân quỹ để cứu trợ bất kỳ quốc gia nào không đưa ra được các chương trình thắt lưng buộc bụng theo các điều kiện của Liên minh châu Âu (EU) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).
Tuy nhiên, các vấn đề yếu kém trong hệ thống ngân hàng Tây Ban Nha và khả năng Hy Lạp phải rời khỏi Eurozone đã nêu bật sự cần thiết phải nhanh chóng bảo vệ khối kinh tế châu Âu./.
Việt Khoa (TTXVN)