Ngay sau lễ dâng hương Giỗ tổ Hùng Vương cấp quốc gia sẽ diễn ra vào sáng sớm 23/4 tại Đền Thượng thuộc Khu di tích lịch sử Đền Hùng, Phú Thọ, chủ lễ sẽ phát lộc 18.000 chiếc bánh chưng cho nhân dân dự Quốc giỗ.
Số bánh chưng này do Tập đoàn Mai Linh cung tiến Quốc tổ, được xếp thành một chiếc bánh chưng khổng lồ hình lập phương mỗi cạnh 1,8m, tượng trưng cho 18 đời Vua Hùng.
18.000 chiếc bánh chưng này do gia đình chị Bùi Thị Thu Hằng (khu 6, xóm Thanh Rồng, xã Hùng Lô, thành phố Việt Trì) làm.
Chị Hằng cho biết, để làm được 18.000 bánh cần tới 4 tấn gạo nếp đặt hàng từ Điện Biên, 8 tạ đỗ xanh, 8 tạ thịt lợn, 100.000 chiếc lá dong đặt mua từ Chiêm Hóa (Tuyên Quang) cùng nhiều cây giang để chẻ làm lạt buộc bánh chưng.
Ngoài số lượng 18.000 bánh xếp thành bánh chưng khổng lồ, gia đình chị Hằng còn làm 100 bánh chưng buộc lạt đỏ, 100 bánh dày trên mặt dán chữ “Phúc” để dâng lên các Vua Hùng trong ngày dâng hương Giỗ tổ 10/3 cùng nhiều lễ vật khác.
Từ 22/4 (tức 9/3 âm lịch), chiếc bánh chưng khổng lồ này sẽ được trưng bày tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng để du khách thập phương chiêm ngưỡng.
Bánh chưng, bánh dày là món không thể thiếu khi dâng lễ lên 18 đời Vua Hùng vào ngày Giỗ tổ trọng đại của toàn dân tộc Việt Nam. Tục lệ này bắt nguồn từ truyền thuyết hoàng tử Lang Liêu dâng bánh lên vua cha.
Truyền thuyết xưa kể lại rằng, Vua Hùng Vương thứ sáu, sau khi đánh tan giặc Ân xâm lược muốn truyền lại ngôi báu cho con. Vào ngày đầu xuân mới, vua Hùng gặp mặt các hoàng tử và bảo rằng "Con nào tìm được thức ăn ngon lành để bày cỗ có ý nghĩa nhất, thì ta sẽ truyền ngôi vua cho."
Các hoàng tử đua nhau tìm kiếm của ngon vật lạ dâng lên cho vua cha. Hoàng tử Lang Liêu là con thứ 16 của Vua Hùng, tính tình hiền hậu, chăm chỉ làm ăn, hiếu thuận với cha mẹ đã được một vị thần mách cho rằng: “Vật trong trời đất không có gì quý bằng gạo, vì gạo là thức ăn nuôi sống con người. Hãy lấy gạo nếp làm bánh hình tròn và hình vuông như Trời-Đất. Lấy lá bọc ngoài, đặt nhân trong ruột bánh, để tượng hình Cha Mẹ sinh thành."
Hoàng tử Lang Liêu đã làm theo lời vị thần, chọn gạo nếp thật ngon để làm bánh vuông, tượng trưng cho đất, gọi là bánh chưng; giã xôi cho nhuyễn để làm bánh hình tròn tượng trưng cho trời, gọi là bánh dày. Lá xanh bọc ngoài và nhân bánh là tượng trưng cho tình cảm gia đình đầm ấm, cha mẹ yêu thương, đùm bọc con cái. Món bánh của Lang Liêu được vua cha yêu thích hơn hẳn các loại sơn hào, hải vị mà các hoàng tử khác dâng lên.
Bánh chưng, bánh dày tồn tại từ thời Vua Hùng dựng nước và giữ nước, đến nay vẫn luôn luôn song hành cùng dân tộc, trở thành món ăn đặc trưng không thể thiếu trong ngày Tết cổ truyền của người dân Việt Nam./.
Số bánh chưng này do Tập đoàn Mai Linh cung tiến Quốc tổ, được xếp thành một chiếc bánh chưng khổng lồ hình lập phương mỗi cạnh 1,8m, tượng trưng cho 18 đời Vua Hùng.
18.000 chiếc bánh chưng này do gia đình chị Bùi Thị Thu Hằng (khu 6, xóm Thanh Rồng, xã Hùng Lô, thành phố Việt Trì) làm.
Chị Hằng cho biết, để làm được 18.000 bánh cần tới 4 tấn gạo nếp đặt hàng từ Điện Biên, 8 tạ đỗ xanh, 8 tạ thịt lợn, 100.000 chiếc lá dong đặt mua từ Chiêm Hóa (Tuyên Quang) cùng nhiều cây giang để chẻ làm lạt buộc bánh chưng.
Ngoài số lượng 18.000 bánh xếp thành bánh chưng khổng lồ, gia đình chị Hằng còn làm 100 bánh chưng buộc lạt đỏ, 100 bánh dày trên mặt dán chữ “Phúc” để dâng lên các Vua Hùng trong ngày dâng hương Giỗ tổ 10/3 cùng nhiều lễ vật khác.
Từ 22/4 (tức 9/3 âm lịch), chiếc bánh chưng khổng lồ này sẽ được trưng bày tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng để du khách thập phương chiêm ngưỡng.
Bánh chưng, bánh dày là món không thể thiếu khi dâng lễ lên 18 đời Vua Hùng vào ngày Giỗ tổ trọng đại của toàn dân tộc Việt Nam. Tục lệ này bắt nguồn từ truyền thuyết hoàng tử Lang Liêu dâng bánh lên vua cha.
Truyền thuyết xưa kể lại rằng, Vua Hùng Vương thứ sáu, sau khi đánh tan giặc Ân xâm lược muốn truyền lại ngôi báu cho con. Vào ngày đầu xuân mới, vua Hùng gặp mặt các hoàng tử và bảo rằng "Con nào tìm được thức ăn ngon lành để bày cỗ có ý nghĩa nhất, thì ta sẽ truyền ngôi vua cho."
Các hoàng tử đua nhau tìm kiếm của ngon vật lạ dâng lên cho vua cha. Hoàng tử Lang Liêu là con thứ 16 của Vua Hùng, tính tình hiền hậu, chăm chỉ làm ăn, hiếu thuận với cha mẹ đã được một vị thần mách cho rằng: “Vật trong trời đất không có gì quý bằng gạo, vì gạo là thức ăn nuôi sống con người. Hãy lấy gạo nếp làm bánh hình tròn và hình vuông như Trời-Đất. Lấy lá bọc ngoài, đặt nhân trong ruột bánh, để tượng hình Cha Mẹ sinh thành."
Hoàng tử Lang Liêu đã làm theo lời vị thần, chọn gạo nếp thật ngon để làm bánh vuông, tượng trưng cho đất, gọi là bánh chưng; giã xôi cho nhuyễn để làm bánh hình tròn tượng trưng cho trời, gọi là bánh dày. Lá xanh bọc ngoài và nhân bánh là tượng trưng cho tình cảm gia đình đầm ấm, cha mẹ yêu thương, đùm bọc con cái. Món bánh của Lang Liêu được vua cha yêu thích hơn hẳn các loại sơn hào, hải vị mà các hoàng tử khác dâng lên.
Bánh chưng, bánh dày tồn tại từ thời Vua Hùng dựng nước và giữ nước, đến nay vẫn luôn luôn song hành cùng dân tộc, trở thành món ăn đặc trưng không thể thiếu trong ngày Tết cổ truyền của người dân Việt Nam./.
Thanh Giang (Vietnam+)