Phát hiện gene làm tăng gấp đôi nguy cơ bệnh COVID-19 trở nặng

Các nhà khoa học Ba Lan cho biết gene khiến bệnh COVID-19 trở nặng xuất hiện trong khoảng 14% dân số nước này, và khoảng 8-9% dân số toàn châu Âu.
Phát hiện gene làm tăng gấp đôi nguy cơ bệnh COVID-19 trở nặng ảnh 1Điều trị cho bệnh nhân nhiễm COVID-19 tại Warsaw (Ba Lan). (Ảnh: PAP/TTXVN)

Các nhà khoa học Đại học Y Bialystok của Ba Lan đã phát hiện một gene được cho là có thể làm tăng gấp đôi nguy cơ bệnh COVID-19 trở nặng. Phát hiện này sẽ giúp các bác sỹ xác định người có nguy cơ nhất khi mắc COVID-19.

Trong bối cảnh thái độ do dự đi tiêm là một nhân tố chính đằng sau tỷ lệ tử vong cao ở khu vực Trung và Đông Âu, các nhà nghiên cứu hy vọng việc xác định được những người có nguy cơ cao nhất sẽ khuyến khích họ đi tiêm và tạo điều kiện cho họ có nhiều lựa chọn điều trị tích cực hơn khi nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19.

Bộ trưởng Y tế Ba Lan Adam Niedzielski cho biết: “Sau hơn một năm rưỡi nghiên cứu đã có thể xác định một gene khiến bệnh COVID-19 trở nặng. Điều này có nghĩa là trong tương lai, chúng ta sẽ có thể xác định được người có khuynh hướng mắc COVID-19 nặng.”

[WHO cảnh báo Omicron đặc biệt nguy hiểm với người chưa tiêm vaccine]

Các nhà khoa học phát hiện rằng gene này là nhân tố quan trọng thứ tư, xác định mức độ nghiêm trọng khi một người mắc COVID-19, sau độ tuổi, cân nặng và giới tính.

Người phụ trách nghiên cứu, Giáo sư Marcin Moniuszko cho biết gene này xuất hiện trong khoảng 14% dân số Ba Lan, 8-9% dân số toàn châu Âu, 27% dân số Ấn Độ.

Nhiều nghiên cứu khác cũng đã cho thấy tầm quan trọng của các nhân tố di truyền trong biến chuyển của bệnh COVID-19.

Tháng 11/2020, các nhà khoa học Anh cũng đã xác định một gene có thể làm tăng gấp đôi nguy cơ viêm phổi nặng do mắc COVID-19./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Ảnh minh họa. (Nguồn: AFP)

Nhật Bản thành công với "canh bạc" tế bào gốc

Với hơn 110 tỷ yên (tương đương 760 triệu USD) đầu tư từ chính phủ, cùng hàng tỷ USD từ các nhà tài trợ tư nhân và doanh nghiệp, Nhật Bản đang dẫn đầu thế giới trong lĩnh vực điều trị bằng tế bào gốc.

Các nghiên cứu chỉ ra rằng nhiều loại độc tố từ môi trường có thể làm tăng nguy cơ mắc Parkinson, đặc biệt là thuốc trừ sâu. (Nguồn: Vietnam+)

Thuốc trừ sâu làm tăng nguy cơ mắc bệnh Parkinson

Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí y khoa BMJ dự đoán rằng số người mắc bệnh Parkinson trên toàn thế giới có thể tăng hơn gấp đôi - từ 11,9 triệu người vào 2021 lên hơn 25 triệu người vào 2050.