Phát hiện nền gạch cổ cách đây hơn 2.000 năm

Các nhà khảo cổ phát hiện nền gạch cổ,  xây theo kiến trúc như kim tự tháp, trong khuôn viên khu di tích Gò Tháp, tỉnh Đồng Tháp.
Sau 19 ngày khai quật tại khu di tích Gò Tháp, thuộc ấp I, xã Tân Kiều, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp, ngày 12/7 các nhà khảo cổ đã phát hiện nền gạch cổ trong khuôn viên Gò Tháp.
 
Nền gạch cổ, cách nền tháp mười tầng khoảng 500m về hướng Đông. Nền được xây theo kiến trúc như kim tự tháp, gạch có kích cỡ 20-30cm, dày 5cm, nền gạch được xây cao từ 1,5 - 2m.
 
Các nhà chuyên môn, công nhân đào bằng thủ công xuống tới độ sâu 4m phát hiện phía dưới nền gạch có gia cố những cọc gỗ. Theo các nhà khảo cổ, nền gạch này thuộc nền văn hóa Óc Eo ở Nam bộ.
 
Cùng với phát hiện này, tỉnh Đồng Tháp đang triển khai dự án xây dựng công trình bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích lịch sử và khảo cổ Gò Tháp thành Trung tâm lịch sử - văn hóa ở Đồng Tháp Mười với tổng mức đầu tư trên 114 tỷ đồng.
 
Các hạng mục tu bổ gồm có: chùa Tháp Linh, đền thờ Đốc Binh Kiều, miếu thờ Bà Chúa Xứ, miếu thờ Nguyễn Phúc Hồng Nga, riêng đền thờ Thiên Hộ Dương xây mới... Thời gian khởi công và hoàn thành khoảng 2009 - 2012./.
(TT&VH/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục