Các nhà khoa học Mỹ tại Đại học Wake Forest ở bang North Carolina đã phát hiện ra một loại protein có thể có tác dụng làm chậm lại quá trình phát triển của các tế bào ung thư, tạo ra hy vọng đối với việc điều trị căn bệnh này.
Kết quả nghiên cứu này được đăng tải trên tạp chí "Science Translational Medicine" số ra tháng Tám.
Trong thí nghiệm của mình, các nhà khoa học đã nghiên cứu các dữ liệu ở hơn 800 phụ nữ bị mắc bệnh ung thư vú nhằm phát hiện mối liên hệ giữa nồng độ chất ferroportin - một loại protein có tác dụng loại bỏ sắt trong các tế bào, với các hậu quả lâu dài của bệnh ung thư vú.
Kết quả cho thấy nồng độ ferroportin thấp hơn ở những tế bào ung thư vú so với những tế bào bình thường và nồng độ này thấp nhất ở những vùng bị ung thư vú nặng nhất.
Sử dụng ferroportin như một chỉ dấu đối với việc điều phối nồng độ sắt có thể là một công cụ hữu ích trong chẩn đoán bệnh ung thư vú và thậm chí hỗ trợ các liệu pháp trực tiếp, các nhà khoa học phát biểu trong một tuyên bố.
Bà Suzy Torti, thành viên của đội ngũ nghiên cứu, nói rằng do ferroportin có thể loại bỏ sắt khỏi tế bào, nên khi chúng ta tăng thêm nồng độ protein này vào tế bào, chất ferroportin sẽ loại bỏ các yếu tố kích thích ung thư phát triển.
Ung thư vú là loại ung thư thường gặp nhất và gây tử vong hàng đầu ở phụ nữ nhiều nước công nghiệp. Theo Cơ quan nghiên cứu ung thư thế giới (IARC) vào năm 1998, ung thư vú đứng đầu, chiếm 21% trong tổng số các loại ung thư ở phụ nữ trên toàn thế giới.
Sau nhiều nghiên cứu, các nhà khoa học đã tìm ra các nguyên nhân chủ yếu làm tăng nguy cơ mắc bệnh này như tiền sử gia đình bị ung thư vú; có vài xáo trộn của tuyến vú; sự đột biến của một số gen; chịu tác động lâu dài của oestrogen (phụ nữ có kinh trước 12 tuổi và mãn kinh sau 55 tuổi); dùng thuốc nội tiết trong thời gian dài; không sinh con hoặc có con đầu lòng sau 30 tuổi; không cho con bú mẹ; hút thuốc lá và uống rượu; ăn nhiều thịt, chất béo; cơ địa béo phì.
Đa phần ung thư vú được chính người bệnh phát hiện, khi họ nhận thấy một sự thay đổi ở tuyến vú. Thường gặp nhất là một khối bướu hay một chỗ dày cứng lên không đau ở vú../.
Kết quả nghiên cứu này được đăng tải trên tạp chí "Science Translational Medicine" số ra tháng Tám.
Trong thí nghiệm của mình, các nhà khoa học đã nghiên cứu các dữ liệu ở hơn 800 phụ nữ bị mắc bệnh ung thư vú nhằm phát hiện mối liên hệ giữa nồng độ chất ferroportin - một loại protein có tác dụng loại bỏ sắt trong các tế bào, với các hậu quả lâu dài của bệnh ung thư vú.
Kết quả cho thấy nồng độ ferroportin thấp hơn ở những tế bào ung thư vú so với những tế bào bình thường và nồng độ này thấp nhất ở những vùng bị ung thư vú nặng nhất.
Sử dụng ferroportin như một chỉ dấu đối với việc điều phối nồng độ sắt có thể là một công cụ hữu ích trong chẩn đoán bệnh ung thư vú và thậm chí hỗ trợ các liệu pháp trực tiếp, các nhà khoa học phát biểu trong một tuyên bố.
Bà Suzy Torti, thành viên của đội ngũ nghiên cứu, nói rằng do ferroportin có thể loại bỏ sắt khỏi tế bào, nên khi chúng ta tăng thêm nồng độ protein này vào tế bào, chất ferroportin sẽ loại bỏ các yếu tố kích thích ung thư phát triển.
Ung thư vú là loại ung thư thường gặp nhất và gây tử vong hàng đầu ở phụ nữ nhiều nước công nghiệp. Theo Cơ quan nghiên cứu ung thư thế giới (IARC) vào năm 1998, ung thư vú đứng đầu, chiếm 21% trong tổng số các loại ung thư ở phụ nữ trên toàn thế giới.
Sau nhiều nghiên cứu, các nhà khoa học đã tìm ra các nguyên nhân chủ yếu làm tăng nguy cơ mắc bệnh này như tiền sử gia đình bị ung thư vú; có vài xáo trộn của tuyến vú; sự đột biến của một số gen; chịu tác động lâu dài của oestrogen (phụ nữ có kinh trước 12 tuổi và mãn kinh sau 55 tuổi); dùng thuốc nội tiết trong thời gian dài; không sinh con hoặc có con đầu lòng sau 30 tuổi; không cho con bú mẹ; hút thuốc lá và uống rượu; ăn nhiều thịt, chất béo; cơ địa béo phì.
Đa phần ung thư vú được chính người bệnh phát hiện, khi họ nhận thấy một sự thay đổi ở tuyến vú. Thường gặp nhất là một khối bướu hay một chỗ dày cứng lên không đau ở vú../.
Khắc Hiếu/Washington (Vietnam+)