Năm 2018, sau khi Lindsay và James Gardner chuyển đến một căn hộ hai phòng ngủ ở Boston, James bị cảm nặng và quyết định ngủ trong phòng dành cho khách cho đến khi khỏi bệnh. Và James đã ngủ ở đấy kể từ đó.
Kết hôn gần 19 năm, hai vợ chồng nhận thấy việc ngủ riêng khiến cả hai cảm thấy thoải mái hơn: Sự bồn chồn của James trên giường không còn ảnh hưởng đến Lindsay nữa còn việc cô ấy lướt điện thoại vào ban đêm không làm anh ấy tỉnh giấc.
Với giấc ngủ ngon hơn, tâm trạng của họ cũng có vẻ tốt hơn. Lindsay cho biết: “Chúng tôi dành nhiều thời gian cho nhau, vì vậy việc nằm ngủ chung không còn là điều quan trọng nữa.”
Phòng của Lindsay đẹp và rộng hơn, có nhiều cửa sổ và cây cối hơn và hai người có xu hướng quan hệ ở đó.
Trái ngược với quan điểm cho rằng ngủ chung là việc các cặp đôi nào cũng làm, chỉ khoảng 2/3 số người - đã kết hôn, có người yêu hay vẫn còn độc thân - cho biết họ muốn ngủ chung giường, hoặc trong một số trường hợp dùng chung phòng ngủ với bạn đời, theo cuộc khảo sát do YouGov tiến hành vào năm 2021 với sự tham gia của hơn 12.000 người trưởng thành.
Giống như gia đình Gardner, nhiều cặp vợ chồng bắt đầu ngủ riêng gần như vô ý do lý do bệnh tật, sinh con, lịch làm việc căng thẳng hoặc ngáy, sau đó nhận ra sự sắp xếp này có lợi cho cả hai.
John Hughes, chuyên gia trị liệu tâm lý và cố vấn cho các cặp vợ chồng, cho biết bản thân phòng ngủ hoặc giường riêng không phải là bằng chứng về vấn đề trong hôn nhân.
Các nhà nghiên cứu về giấc ngủ có xu hướng coi việc ngủ riêng tích cực hơn các nhà trị liệu tâm lý.
Chứng ngưng thở khi ngủ, gây ra ngáy to hoặc thở hổn hển khi ngủ, phổ biến hơn ở nam giới và thường khiến người bạn đời mất ngủ.
Hậu quả của việc ngủ chung giường có thể là chất lượng giấc ngủ kém, dẫn đến làm gia tăng sự bất ổn về cảm xúc và cáu gắt. Hậu quả của tất cả những điều đó là xung đột trong mối quan hệ.
Việc sắp xếp phòng ngủ chỉ là một trong danh sách dài những điều mà thế hệ Millennials (những người được sinh ra từ năm 1981 đến năm 1996) và các thành viên Gen X (sinh ra từ năm 1965 đến năm 1980) có xu hướng coi là đối tượng cần đàm phán trong một mối quan hệ, bên cạnh việc nuôi dạy con cái, tài chính hay công việc.
Khi Taryn Hillin, 38 tuổi và Max Gamble, 33 tuổi, quyết định rời Los Angeles vào năm 2019, với mục tiêu có thể mua được một căn hộ hai phòng ngủ - một phần để họ có thể có phòng ngủ riêng.
Kết hôn vào năm 2017, họ chuyển đến nhà mẹ Hillin sau khi cô được chẩn đoán mắc một dạng ung thư hiếm gặp và hai vợ chồng cần sự giúp đỡ của mẹ cô, cả về tài chính và những thứ khác.
Tác dụng phụ của hóa trị khiến Hillin khó ngủ nên cuối cùng cô phải chuyển đến phòng ngủ thời nhỏ của mình, trong khi Gamble sử dụng phòng ngủ cũ của anh trai cô.
Công việc của cặp đôi cũng khiến họ có thời gian ngủ khác nhau: Hillin khi đó là phóng viên và làm việc vào ban ngày. Gamble, một người phát trực tiếp trên Twitch, thường hoàn thành công việc vào đêm khuya.
Khi quá trình điều trị ung thư của Hillin hoàn tất và đại dịch COVID-19 ập đến, cặp đôi quyết định đã đến lúc phải mua một căn hộ riêng với hai phòng ngủ, mỗi người một phòng.
Nhưng cô và chồng luôn có đời sống tình dục tuyệt vời và việc ngủ riêng không ảnh hưởng gì đến điều đó.
Đối với một số cặp vợ chồng, việc sắp xếp ngủ riêng có thể chỉ là tạm thời.
Tonia Farmer và Casey Pitts đã kết hôn được gần 20 năm, bắt đầu ngủ riêng phòng hai năm trước khi tiếng ngáy ngày càng to của Pitts khiến Farmer khó ngủ. Vì vậy, Pitts đã chuyển đến một phòng ngủ khác.
Tuy vậy, sau sáu tháng ngủ riêng, Farmer và Pitts nhận ra họ nhớ sự gần gũi khi ngủ chung giường.
Pitts đã nỗ lực giảm được hơn 13kg và kết quả là tiếng ngáy của ông đã giảm đi nhiều. Thế là cả hai quyết định chuyển về ngủ chung một phòng./.
Giấc ngủ chia con người thành 4 kiểu như thế nào?
Nếu bạn không phải là người có giấc ngủ ngon vào ban đêm, bạn chắc hẳn là người mất ngủ, hay ngủ trưa hoặc ngủ bù vào cuối tuần.